Trồng Trọt & Chăm Sóc

Cây trầu bà cẩm thạch – Đặc điểm và Cách nhân giống nhanh nhất

Bên cạnh đó, cây Trầu Bà Cẩm Thạch đảm nhiệm nhiệm vụ hút khí độc rất tốc, chúng giúp giảm thiểu ô nhiễm Ozone tạo nên không gian văn phòng, nhà ở một bầu không khí trong lành.

Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây trầu bà cẩm thạch cùng với cách chăm sóc chúng để thu được những chậu trầu bà tươi khỏe nhất nhé.

Đặc điểm cây trầu bà cẩm thạch

Tên tiếng anh của cây trầu bà cẩm thạch là Marble Queen Pothos. Tên khoa học là Epipremnum aureum. Loài cây này còn được mọi người biết đến với tên gọi quen thuộc là trầu bà sữa, chúng thuộc họ thực vật Araceae – họ Ráy.

Cây trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch có xuất xứ từ miền Bắc Australia, Malaysia. Tại Việt nam trầu bà cẩm thạch được trồng làm cảnh mọi miền tổ quốc.

Trầu bà sữa là cây dạng thân cỏ, có tuổi thọ lâu năm, dạng cây leo. Lá trầu bà cẩm thạch có hình trái tim, màu lá loang lổ những vệt trắng (giống sữa) trên nền xanh. Cuống lá màu trắng, dài, gân chính của lá rõ nét, mép nguyên vẹn.

Cây trầu bà cẩm thạch là một trong những giống cây trồng rất được ưa chuộng hiện nay. Màu sắc cây độc đáo đã giúp cho không gian thêm phần tươi sáng hơn. Thân cây mềm mại kết hợp với nhiều rễ phụ rũ xuống trong chiếc chậu treo nhìn rất cuốn hút.

Lợi ích cây trầu bà cẩm thạch

Trầu Bà cẩm thạch có khả năng hút được những khí độc phát ra từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều loại chất hóa học dễ bay hơi khác.

Đặc điểm Cây trầu bà cẩm thạch

Trầu Bà Sữa có ý nghĩa là đem lại cho gia chủ nhiều may mắn, thành đạt và bình an, vì vậy loài cây này thường được sử dụng để trang trí, làm đẹp và làm nguyên liệu cắm hoa nghệ thuật.

Cây rất phù hợp để trồng trang trí  trong nhà hàng, văn phòng,  khách sạn, tại nhà…hay tại những nơi có nhiều tiếng ồn. Việc chăm sóc trầu bà cẩm thạch rất đơn giản, là giống cây có khả năng chịu bóng và bán bóng râm, có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.

Vì vậy, trầu bà cẩm thạch rất được ưa chuộng để làm cây nội – ngoại thất. Trầu bà trồng trong những chậu treo để trang trí tiểu cảnh giếng trời, quán cafe, giàn treo sân thượng, trang trí văn phòng làm việc.

Cây trầu bà cẩm thạch hợp mệnh gì

Trầu bà cẩm thạch chứa ẩn rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, mang tới cho gia chủ nhiều may mắn và sự hưng thịnh. Với màu trắng đặc trưng, trầu bà sữa rất hợp với những người mệnh Kim.

Cây trầu bà cẩm thạch hợp mệnh gì

Trầu Bà Cẩm Thạch là biểu tượng tượng trưng cho sức khỏe dài lâu, ý chí vươn lên không ngừng, sự uy quyền ngoài ra cây còn mang tới sự may mắn, bình an cho gia đình bạn. Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn loại cây này để làm quà tặng trong những dịp tân gia, khai trương, mừng thọ.

Cách trồng cây trầu bà cẩm thạch

Trầu bà đế vương nói chung là giống có cách trồng rất đơn giản, cây có thể trồng trong đất hay trồng theo phương pháp thủy canh.

Trồng Cây Trầu Bà Cẩm Thạch trong đất: Cây Trầu Bà sẽ phát triển tốt nhất nếu chúng được sống trong môi trường đất tơi xốp, thoáng khí, có khả năng giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng.

Cách trồng cây trầu bà cẩm thạch

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp gồm đất trồng, phân chuồng hoai mục, than củi để lâu ngày trộn đều làm hỗn hợp đất trồng cây.

Cần tiến hành làm giàn leo, hay cắm cọc trong trậu để Cây Trầu Bà Cẩm Thạch có giá thể leo. Nếu không thì có thể để Cây Trầu Bà Sữa leo trên một thân cây khác.

Trồng Cây Trầu Bà Cẩm Thạch trong nước: Phương pháp này được rất được người dân văn phòng áp dụng, bởi đặc tính là dễ vệ sinh, chăm sóc, tận dụng từ những vật dụng có sẵn và tính thẩm mĩ cũng rất sang trọng nữa.

Bạn chỉ cần tiến hành rửa sạch rễ cây Trầu Bà, tiếp đến đặt cây vào trong chậu hay bình chứa nước (nếu dùng nước máy thì hãy để vài ngày cho bay hết Clo) hay sử dụng dung dịch trồng cây.

Cách chăm sóc trầu bà cẩm thạch

Trầu Bà Cẩm Thạch là loài cây ưa ẩm, nhu cầu về nước cao, không có khả năng chịu hạn, tưới nước theo tần suất là 1 lần/ngày. Trong lúc tưới nước cần tránh tưới với lượng nước quá nhiều gây nên hiện tượng ngập úng, cây sẽ bị thối rễ và vàng lá.

Đối với Cây Trầu Bà Cẩm Thạch thủy sinh, cần tiến hành thay nước với tần suất 1 tuần 1 lần; lượng nước ngập 2/3 toàn bộ bộ rễ.

Trầu Bà Cẩm Thạch không cần quá nhiều dinh dưỡng vì vậy bạn không cần sử dụng nhiều phân bón. Thi thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá sau đó tưới cho cây.

1. Nước

Hàng ngày hãy tưới nước cho cây trầu bà cẩm thạch 2 lần. Tưới đẫm cho cây vào thời điểm sáng sớm, chiều mát tưới nhẹ cây lại. Sử dụng bình xịt phun đều trên tán cây, phun nhẹ vào vị trí lá và gốc cây.

Cách chăm sóc trầu bà cẩm thạch

2. Đất và phân bón

Bạn có thể tiến hành trộn hỗn hợp gồm: đất sạch, phân trùn quế, xơ dừa theo tỉ lệ là 1:1:1 để bổ sung thêm vào chậu. Mỗi tháng bón phân 1 lần sẽ giúp cây sinh trưởng tốt. Với hỗn hợp phân đất mà bạn tiến hành trộn như trên còn có thể sử dụng để trồng chậu mới, tách cây con ra khỏi cây mẹ.

3. Ánh sáng

Là giống cây ưa bóng râm, vì vậy bạn không được để chậu trầu bà cẩm thạch ngoài trời có ánh nắng Mặt trời gắt. Nếu không cây sẽ bị héo hay cháy lá và dẫn tới chết cây.

4. Nhân giống cây trầu bà

Trầu bà cẩm thạch là giống cây rất dễ sống. Nếu bạn muốn trồng thêm nhiều cây trầu bà nữa thì bạn chỉ cần cách cắt hay nhổ bụi lên bạn tách ra mấy nhánh nhỏ.

Cách nhân giống trầu bà cẩm thạch

Tiếp đến, bạn trồng vào trong hỗn hợp phân đất đã trộn như trên. Tưới ẩm sau khoảng thời gian 1 tuần rễ sẽ mọc ra và tạo nên một chậu trầu bà cẩm thạch đẹp và mới. Thi thoảng trầu bà cẩm thạch sẽ xuất hiện lá vàng và bạn chỉ cần loại bỏ các lá vàng này đi là được.

5. Bao lâu thì nên thay chậu hoặc đất?

Đối với các loại cây trầu bà sữa nhỏ để bàn thì nên thay đất và thay chậu có kích thước lớn hơn để giúp cây sinh trưởng sau 12 cho tới 18 tháng, bạn tránh thay chậu quá lớn so với kích thước của chậu cũ.

Thay chậu cho trầu bà cẩm thạch

Tốt nhất thì bạn nên thay chậu có kích thước lớn hơn chừng 2 đến 5 cm đường kính. Nếu muốn giữ nguyên chậu trồng cũ, khi thay đất bạn hãy cắt bỏ bớt một chút rễ và lá.

Đối với những loại cây trầu bà cẩm thạch lớn hơn đặt tại sàn nhà, nên thay chậu và đất sau khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng. Để kích thích cây sinh trưởng tốt thì bạn lựa chọn loại chậu lớn hơn từ 5 cho tới 10cm đường kính.

6. Sâu bệnh thường gặp

Nếu thời tiết biến đổi thất thường thì trầu Bà Cẩm Thạch có thể bị thối thân, thiếu sáng liên tục hoặc khi môi trường quá ẩm ướt.

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về cách trồng trầu bà cẩm thạch cùng với những ý nghĩa sâu mà loài cây này đem lại rồi. Qua bài viết này, Fao mong rằng bạn sẽ trồng được những chậu cây trầu bà sữa xanh tốt, tô điểm cho không gian sinh sống của bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Fao.Org.Vn

Tôi là Founder của Fao.Org.Vn, tôi đang triển khai dự án Website chia sẻ về kiến thức về nông nghiệp bao gồm tư vấn trồng trọt chăm sóc cây trồng, tư vấn về tác dụng và cách sử dụng cây thuốc nam. Hy vọng sẽ bổ ích với bạn đọc!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button