Mướp là một trong những loại rau được rất nhiều gia đình yêu thích để chế biến thành món canh. Loại quả này đã quá đỗi quen thuộc với tất cả các hộ gia đình.Vì vậy việc tìm hiểu về thời vụ trồng mướp, cách trồng mướp đang là vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Cách trồng mướp cho năng suất cao là điều mỗi người nhà nông đều ước muốn. Để trồng mướp cho ra nhiều trái, bạn nên trang bị sẵn cho mình những kỹ thuật trồng mướp cơ bản.
Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về thời vụ trồng mướp, những kỹ thuật về cách trồng mướp cơ bản ngay tại sân vườn nhà mình nhé!
Mục Lục
Đặc điểm của cây mướp
Mướp thuộc loại cây thân leo cùng họ với bầu bí, được mọi người trồng nhiều tại những vùng nông thôn trên mọi miền Tổ Quốc của nước ta.
Cây mướp có những đặc điểm sau:
- Thân: Thân mướp có màu xanh lục nhạt, những lông ngắn màu trắng nằm trên thân, phía mặt trên có rãnh ở giữa, leo dựa vào tua cuốn. Tua cuốn phân nhánh, cùng màu với màu của thân mướp, có tiết diện là hình đa giác.
- Lá: Lá mướp bản tròn, to, có chiều dài từ 8 đến 16cm, rộng khoảng 7 đến 20cm. Mặt trên của lá mướp có màu xanh lục đậm, mặt dưới thì màu nhạt hơn, phủ bên trên là một lớp lông màu trắng. Phiến lá mang hình trái xoan dài từ 8 đến 16cm, rộng khoảng 7 đến 20cm.
- Hoa: Hoa cây mướp có 5 cánh nhỏ, mang màu sắc vàng tươi, rực rỡ. Hoa đực mọc theo những chùm, trục phát hoa dài từ 20 đến 24cm. Hoa mướp cái thì mọc theo riêng lẻ, dài từ 5 đến 15cm.
- Quả: Hình dạng của quả mướp có hình thoi hay hình trụ thuôn, mang màu xanh lục, chiều dài nằm trong khoảng 0,3 tới 0,9 m, rộng từ 6 đến 8 cm.
Mướp là giống cây ưa nhiệt, chúng phát triển và sinh trưởng tốt ở mức nhiệt độ từ 25 tới 30 độ C. Mướp cho quả để thu hoạch sau khoảng 50 đến 60 ngày kể từ khi trồng mướp.
Phân loại mướp
Ở Việt Nam, những giống mướp được trồng với phạm vi lớn là:
- Mướp hương (mướp ta): Thân mướp có chiều dài khoảng 25 đến 30cm, mang hình trụ tròn, có mùi thơm thoang thoảng, mềm và vị ngọt mát.
- Mướp trâu: Chiều dài và to hơn so với mướp hương, vỏ xanh đậm và có những sọc kẻ đậm. Mướp trâu không có mùi thơm giống mướp hương mà mùi của chúng hơi hắc một chút.
- Mướp Nhật (hay còn được gọi là quả lặc lày): Loại mướp này có thân hình tròn trịa, vỏ ngoài là những sọc xanh trắng gần giống như dưa gang. Vỏ giò, vị ngọt, hương vị thơm mát.
Thời vụ trồng mướp
Trồng mướp vào tháng mấy? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi có ý định trồng mướp. Bạn có thể tiến hành trồng mướp quanh năm, nhưng nếu bạn thực hiện đúng thời vụ trồng mướp sẽ cho nhiều quả và chất lượng quả thu được sẽ cao hơn.
Ở nước ta, tùy thuộc vào từng vùng miền mà chia nhỏ thành 1 hoặc 2 vụ mướp khác nhau trong một năm. Ở miền Nam có 2 vụ mướp chính là vụ Xuân Hè và Đông Xuân. Tại miền Bắc vụ mướp sẽ kéo dài từ tháng 12 cho tới tháng 5 năm sau.
Lưu ý: Nếu bạn thực hiện trồng mướp vào mùa nắng thì bạn có thể gieo trực tiếp xuống đất, không cần phải thực hiện gieo trong bầu. Khi trồng mướp vào mùa mưa, vì mướp là giống cây chịu nước kém nên phải gieo hạt giống mướp vào trong bầu trước, sau đó mới tiến hành đem mướp đi trồng để phòng ngừa mưa nhiều làm hạt giống bị ngập úng và gây thối mầm.
Một số lưu ý khi trồng mướp theo mùa
Một vài lưu ý nhỏ mà Fao đã ghi nhớ lại trong thời gian thực hiện trồng mướp và muốn chia sẻ với các bạn dưới đây, những lưu ý này sẽ gúp ích cho các bạn rất nhiều đó.
Vào mùa nắng nóng, ta nên gieo mướp thẳng xuống đất để cây có khả năng sinh trưởng mạnh hơn và đỡ mất công sức gieo vào bầu đem trồng.
Tuy nhiên, nếu trồng mướp theo cách thẳng xuống đất thì các bạn cần phải chuẩn bị đất trồng mướp thật tốt, tránh tình trạng đất chưa được khử trùng hoặc không còn dinh dưỡng để nuôi cây.
Vào mùa mưa, các bạn thực hiện trồng mướp theo cách gieo vô bầu bằng lá chuối hay bằng bao nylon nhỏ để phòng ngừa mưa nhiều ta có thể sử dụng dàn che mưa, hạn chế tình trạng thừa nước bị thối mầm. Sau khi cây mướp đã ra được 2 lá thì mới tiến hành bỏ từ bầu ra trồng trực tiếp vào đất.
Công dụng dinh dưỡng mà mướp đem lại
Muôn vàn công dụng hữu ích từ việc trồng mướp đem lại cho chúng ta. Mướp là một trong những loại rau củ thường được dùng để chế biến trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là những ngày hè nóng, oi nóng.
Ngoài tác dụng giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, thì các bạn có biết những công dụng nào khác mà mướp đem tới cho sức khỏe của chúng ta không?
- Dây mướp: mang tác dụng ức chế khuẩn cầu.
- Xơ mướp: mang tác dụng tuyệt vời trong chống viêm lợi niệu.
- Lá mướp:mang tác dụng trong làm đẹp, ngăn ngừa những nếp nhăn, làm đẹp dung nhan cho mọi người.
Không chỉ có khả năng chống viêm, ngăn ngừa những nếp nhăn và tô điểm cho dung nhan, ngoài ra mướp còn mang tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị những chứng đau họng, hen xuyễn, ho, viêm tuyến má, đau răng, ho bách nhật, đậu không bay, đau lưng, tắc sữa, kinh nguyệt quá nhiều, đau bụng kinh, viêm bàng quang.
Một lời khuyên nhỏ cho những chị em phụ nữ có kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào cùng với tôm, như vậy sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng kinh nguyệt của bản thân. Đây là một món ăn này vừa giúp chữa trị bệnh, vừa khoẻ người, làm đẹp cho cơ thể nên các chị em đừng bỏ qua nhé!
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về thời vụ trồng mướp cũng như những lợi ích quý báu mà mướp mang lại cho chúng ta rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những trái mướp xanh tươi, cho năng suất cao ngay tại sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!