Gừng là loại gia vị quen thuộc với tất cả các gia đình Việt Nam, không chỉ vậy mà củ gừng còn mang nhiều lợi ích khác nhau, chứa nhiều giá trị cao trong chữa bệnh, y học. Việc trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều gia đình trồng gừng ngay tại nhà trong xô chậu, bao cát và thùng xốp để thu nhập thêm.
Việc có thể tự tay trồng được một khóm hay thậm chí một vườn gừng thực sự không hề khó. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng gừng cũng như cách trồng gừng hiệu quả và chăm sóc loại củ này nhé!
Mục Lục
Đặc điểm của gừng
1, Đặc điểm hình thái
- Gừng thuộc loại cây thân cỏ và sống lâu năm. Thân cây có chiều dài lên tới 150cm, phát triển theo hình ống, gồm nhiều bẹ lá xếp san sát và ôm khít vào nhau.
- Lá gừng mọc so le và thuộc loại lá đơn. Lá có hình mũi mác và thon dài về phía ngọn. Lá màu xanh đậm, có gân màu nhạt và mặt lá nhẵn bóng. Mùi thơm thoang thoảng dễ chịu.
- Củ gừng có nhiều đốt và chúng phát triển ngầm. Mỗi đốt có một vài mầm non. Theo thời gian những mầm non này sẽ phát triển thành chồi, thành thân mới nếu chúng sống trong điều kiện thuận lợi. Củ gừng mang màu vàng nhạt, thân có nhiều sợi dọc.
- Mùi vị đặc trưng của củ gừng là vị cay nồng, và là bộ phận được mọi người sử dụng để ăn, chế biến,…
- Từ củ sẽ mọc ra hoa gừng. Cuống hoa có chiều dài khoảng 20cm, các bông hoa gừng dài khoảng 5cm, chiều rộng từ 2 đến 3 cm, chiều dài của đài hoa là 1cm, mọc san sát nhau.
Hoa gừng màu vàng nhạt và có 3 cánh mỏng, tô điểm cho màu vàng của hoa gừng thì mép cánh hoa màu tím. Nếu như thu hoạch gừng sớm thì gừng sẽ không ra hoa.
2, Tác dụng của củ gừng
- Gừng là gia vị phổ biến với hầu hết các gia đình, là nguyên liệu để làm mứt gừng, nấu cháo chè hay ăn kèm với các món có vị lạnh vì nó có khả năng chống được khí lạnh và làm ấm cơ thể.
- Gừng còn là một vị thuốc nam được dùng với nhiều mục đích: chữa ho, chống cảm lạnh, làm tăng nhiệt độ cơ thể; chống viêm họng, ngâm rượu để xoa bóp chữa đau nhức cơ thể.
Kỹ thuật trồng gừng
1, Chuẩn bị trước khi trồng gừng
Để có thể trồng gừng hiệu quả với những chậu gừng rậm rạp xanh tốt, cho củ to đều thì bước chuẩn bị là rất quan trọng.
a, Chọn giống trồng gừng
Có rất nhiều loại gừng để chúng ta chọn giống trồng gừng, tùy theo mục đích của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn để gia đình sử dụng thì nên chọn những củ gừng nhỏ (như gừng sẻ, gừng dé).
Những loại củ to thường có vị nhạt và cây phát triển khá lớn nên ít người lựa chọn những củ gừng loại to. Loại cây nhỏ phát triển không chiếm nhiều diện tích của khu vườn nhà bạn, hơn nữa nó còn đem lại hương vị cay thơm trên từng củ.
b, Chuẩn bị đất và chậu trồng gừng
Bạn có thể sử dụng hầu hết các loại chậu: chậu sành hay chậu nhựa đều thích hợp. Kích thước của chậu phù hợp là chiều rộng từ 30 đến 35cm, chiều cao từ 35 đến 40cm. Nhưng loại tốt nhát bạn nên sử dụng là chậu đất nung, đây là loại chậu có khả năng giữ thoát nước tốt và giữ cho cây đủ ẩm.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể trồng gừng trong bao hoặc trồng gừng trong chậu, đây là vật dụng rất dễ dàng kiếm được. Ưu điểm của cách này mang lại là giúp cây phát triển tốt và nhanh chóng do gừng được nằm trong một môi trường đất lớn. Khả năng thoát nước tốt và cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cây.
Mặc dù gừng là loại cây dễ sống, thích hợp với nhiều loại đất nhưng cũng cần có những lưu ý nhất định cho đất trồng gừng. Bạn nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt để trồng cây. Hoặc bạn có thể tạo ra đất bằng cách pha lẫn đất sạch với chất dinh dưỡng theo tỉ lệ 2:1. Hay trộn hỗn hợp: đất thịt, tro trấu, phân giun quế theo tỉ lệ 1:2:1.
c, Nên trồng gừng vào tháng mấy?
Thời gian bạn có thể tiến hành trồng gừng là vào đầu mùa xuân (tháng 1, tháng 2) hoặc cuối mùa xuân ( tháng 4, tháng 5). Ngoài ra vào giai đoạn cuối năm (tháng 10-11-12) cũng có thể tiến hành trồng gừng.
Khoảng thời gian để gừng phát triển, sinh trưởng cho tới khi lúc thu hoạch là từ 8 tới 10 tháng (tùy vào từng giống).
2, Cách trồng gừng hiệu quả
Hãy tiến hành theo cách bước chúng tôi hướng dẫn dưới đây để thu được những bụi hay khóm gừng năng suất nhất nhé:
- Bước 1: Ngâm gừng ở trong nước và đồng thời để qua đêm.
- Bước 2:Tiếp đến, bạn vớt gừng ra và cắt gừng thành từng khúc nhỏ (dài khoảng 1 đốt tay). Chú ý, khi cắt thì tránh phần mắt gừng, không được cắt vào nó và loại bỏ phần gốc không có mầm.
- Bước 3: Cho đất đã chuẩn bị trước đó vào 1/2 chậu. Nén đất xuống nhuưng không nên nén quá chặt. Tiếp đến vùi 2 đến 3 nhánh gừng giống vào và phủ đất lên trên từ 2,5 đến 3 cm.
- Bước 4: Sau khi thực hiện xong kĩ thuật trồng gừng, bạnđặt chậu ở những nơi có bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào cây. Tưới nước đủ ẩm cho cây với tần suất 1 ngày 2 lần
3, Cách chăm sóc sau khi trồng gừng
Gừng bắt đầu nảy mầm sau khoảng 20 ngày đặt giống xuống đất. Vị trí thích hợp để đặt chậu trồng gừng là trong phòng nhiều ánh sáng hoặc ngoài hiên.
Có thể chọn những nơi có ánh sáng chiếu vào 5 đến 6 tiếng mỗi ngày để đặt cây, như vậy cây sẽ cho ra nhiều củ hơn.
a, Tưới nước sau khi trồng gừng
Khả năng chịu úng của gừng khá kém mặc dù gừng là loài cây ưa ẩm. Trong suốt quá trình sinh trưởng phải liên tục phải cung cấp độ ẩm vào đất cho cây.
Vào thời điểm vừa trồng cây xong, mỗi ngày bạn nên thường xuyên tưới 1 đến 2 lần, nếu như để cây ngoài trời mưa thì có thể không cần thiết phải tưới.
Sau khoảng thời gian từ 7 đến 8 tháng từ khi bắt đầu trồng gừng thì ngừng tưới cho cây. Đó là thời điểm cây đã bị rụng hết lá và sắp được thu hoạch củ.
b, Thu hoạch gừng đúng cách
Sau khoảng thời gian từ 8 đến 9 tháng từ khi trồng gừng là bạn có thể thu hoạch chúng để lấy củ. Hãy nhẹ nhàng tránh tạo vết thương cho củ như trầy, dập khi thu hoạch. Khiến củ bị hỏng do vi sinh vật tấn công.
c, Bón phân khi trồng gừng
Do bạn trồng gừng ngay tại sân vườn nhà mình, nên bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Thường xuyên nhổ cỏ dại cho cây, bón thêm phân hóa học trên mặt đất giúp cây phát triển tốt cũng như cho củ to hơn.
Nhưng điều đặc biệt quan trọng là chế độ ánh sáng và độ ẩm của đất cho cây.
4, Những lưu ý trong cách trồng gừng hiệu quả
- Nếu như đặt chậu gừng của bạn trong bóng râm thì cây sẽ cho ra ít củ và củ nhỏ. Do đó, bạn nê dịch chuyển chậu gừng của mình ra những nơi có ánh sáng vừa đủ, tránh chọn những nơi nhận ánh sáng trực tiếp cả ngày.
- Trong giai đoạn phát triển, theo thời gian củ gừng có xu hướng nhô lên khỏi mặt đất. Lúc này, bạn tiến hành phủ thêm một lượng đất hỗn hợp nữa cao khoảng 3 đến 4cm lên trên bề mặt đất cũ.
- Nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sức khỏe mọi người do bạn đang trồng gừng ngay tại nhà. Nhổ cỏ dại, bón thêm hỗn hợp đất mới lên trên mặt chậu theo định kì. Và cần thường xuyên chú ý lượng nước tưới, đủ để giữ ẩm cho cây.
- Sau khoảng 5 tháng từ khi mới bắt đầu trồng, bạn có thể đào lấy củ. Trong quá trình đào, cần nhẹ nhàng để tránh làm dập củ hay đứt rễ. Sau khoảng 7 tới 8 tháng, gừng sẽ tự động rụng lá, lúc này bạn ngưng không tưới nước nữa.
Có thể thu hoạch củ gừng để sử dụng với nhiều mục đích mà nó đem lại, hoặc lấy làm giống cho vụ tiếp theo đều được.
Hàn Phong Khang – Sản phẩm tuyệt vời với chiết xuất “Gừng tươi”
Hàn Phong Khang có những thành phần gì?
Đông trùng hạ thảo chính là điểm đặc biệt nhất của sản phẩm Hàn Phong Khang, bên cạnh đó chính là chiết xuất từ gừng tươi. Thế nhưng, chỉ đông trung hạ thảo thôi là chưa đủ, sản phẩm Hàn Phong Khang còn chứa tới 14 loại tinh dầu thảo dược khác rất quan trọng. Trong đó, phải kể đến một số cái tên đặc biệt như:
- Chiết xuất từ gừng tươi: Kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
- Chiết xuất An tức hương: Điều trị trúng gió, trúng khí độc, phong thấp, chứng đau nhức xương.
- Chiết xuất mạn kinh tử: Giải cảm, giảm đau, phong nhiệt; trị nhức đầu, thái dương, sốt.
- Chiết xuất rễ thục quỳ: Giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng.
- Chiết xuất thấu cốt thảo: Giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, lưu thông máu, giúp giảm sưng vù, đau nhức, trị công trùng cắn.
- Chiết xuất hồng hoa: Giảm đau, lưu thông máu, tan vết bầm, giảm đau bụng kinh, đau thắt lưng, đau tay chân hoặc bất kì bộ phận trên cơ thể.
- Chiết xuất cây ích mẫu: Trị đau bụng kinh, đau lưng, bầm tím, phù niệu, chống lão hóa.
- Chiết xuất cây đuôi chuột: Kháng viêm, giải độc, giúp cân bằng da đầu và làm đẹp da.
- Chiết xuất vỏ cây quế: Chống viêm, chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, lưu thông khí huyết.
- Chiết xuất cây thủy xương bồ: Tiêu viêm, giải độc, giảm đau, chữa đầy hơi trướng bụng, có mùi thơm dễ chịu.
- Chiết xuất trắc bá diệp: Kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông, làm da căng bóng, khỏe mạnh và giữ ẩm tốt.
- Chiết xuất cây huyết tuyến liên: Chống khô, nứt nẻ da, giữ ẩm và giảm kích ứng cho da.
Hàn Phong Khang giúp bạn giảm đau cơ bắp bằng cách nào?
Hàn Phong Khang giúp bạn làm dịu đi cơn đau cơ bắp nhờ 3 đặc tính nổi bật mà không có một sản phẩm trên thị trường nào có được đó là..
- Sản phẩm Hàn Phong Khang có chức năng như một cái máy mát xa mini, cùng với đó là tinh dầu chưa bên trong. Đầu lọ được gắn những viên bi chất liệu nano bạc, giúp mát xa trực tiếp lên vùng bị đau nhức và đẩy nhanh quá trình hấp thu tinh chất có tác dụng giảm đau tức thì.
- Với máy mát xa mini này, bạn có thể sử dụng nhiều lần, sau khi sử dụng hết, bạn có thể mua thêm tinh chất cho vào và tiếp tục sử dụng. Bởi vậy, bạn chỉ cần mua máy mát xa mini Hàn Phong Khang một lần duy nhất, sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.
- Tinh chất bên trong máy mát xa Hàn Phong Khang chính là một điểm nhấn vô cùng đặc biệt, được tạo nên bởi nó được kết hợp từ 14 loại tinh dầu đặc biệt là chiết xuất gừng tươi và đông trùng hạ thảo. Mỗi loại tinh dầu đảm nhận một chức năng riêng, tổng hòa lại tạo nên một hỗn hợp tinh chất hoàn hảo, đây là công thức độc quyền mà chỉ Hàn Phong Khang mới có thể mang lại.
Hàn Phong Khang chính là một sản phẩm tuyệt vời. Nếu bạn quan tâm hãy đến với sản phẩm của chúng tôi qua đường dẫn này nhé!
Bài viết được tài trợ bởi:
Dược Phẩm NDH
Website: ndhphar.com.vn
Điện thoại: 0961682900
Dược Phẩm NDH chuyên cung cấp sản phẩm từ tự nhiên, giúp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Chúng tôi lựa chọn sản phẩm chất lượng nhất để phân phối đến tay người tiêu dùng.