Sâu bệnh trên cây cà rốt điển hình như sâu xám, sâu khoang, rệp muội; bệnh đốm vòng, thối đen, thối nhũn, vàng lá, tuyến trùng, hiện tượng biến dạng củ,... cần phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Bệnh hại trên cây cà rốt là vấn đề mà bất cứ người trồng cà rốt nào cũng quan tâm và muốn nắm rõ cách phòng ngừa chúng. Không những sâu bệnh hại cà rốt làm giảm năng suất, chất lượng củ thu được mà công sức bỏ ra để chăm sóc chúng là không hề ít.

Cà rốt là giống cây có khá nhiều loại sâu bệnh hại tấn công, vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi để ngăn chặn chúng một cách kịp thời nhé.

Bệnh trên cây cà rốt

Trong bài viết này, Fao sẽ nêu ra những loại sâu bệnh hại cũng như là biểu hiện, cách ngăn chặn, tiêu diệt chúng nhé.

Sâu hại trên cây cà rốt

Dưới đây là những loại sâu hại thường xuất hiện trên cây cà rốt, kèm theo đó là biện pháp phòng trừ chúng. Bạn hãy tham khảo những nội dung này để đảm bảo cây trồng của bạn trong tình trạng tốt nhé.

1. Sâu xám

Đặc điểm sâu xám

Đặc điểm gây hại:

Bướm thường xuyên hoạt động giao phối và đẻ trứng vào thời điểm ban đêm, chún gthích mùi chua ngọt.

Đẻ trứng rất rời rạc, từng quả rơi trên mặt đất. Sâu non mới nở sẽ gặm lấm tấm biểu bì của lá cây, những con sâu lớn tuổi thì sống dưới đất, ban đêm chúng bò lên để cắn đứt gốc cây.

Khi sâu đẫy sức, lớn khỏe sẽ hoá nhộng trong đất. Sâu xám hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại cây trồng khi cây còn nhỏ.

Ngăn chặn sâu xám hại cà rốt:

Bạn có thể sử dụng một số hoạt chất trừ sâu xám trên rau như Cypermethrin, Abamectin để ngăn chặn, với liều lượng theo hướng dẫn được in trên bao bì của sản phẩm.

2. Sâu khoang

Đặc điểm sinh học của Sâu khoang

Đặc điểm gây hại:

Sâu khoang không chỉ gây hại trên cà rốt mà chúng còn tàn phá nhiều loại rau khác nữa, sâu non ăn lá, khi chúng ở giai đoạn còn nhỏ, chúng ăn chừa lại biểu bì, sâu trưởng thành sẽ ăn thủng lỗ trên bề mặt lá.

Khi sâu non mới nở, chúng tập trung ăn lá, sau 2 tuổi chúng bắt đầu di tản sang các cây khác. Sâu non có độ tuổi từ 6 tuổi trở lên ăn rất mạnh, cắn phá lá thành những lỗ không hình dạng, với mật độ càng cao thì vườn càng cây xơ xác.

Ngăn chặn sâu khoang hại cà rốt:

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm kỹ đất trước khi trồng, sử dụng bả chua ngọt để tiêu diệt bướm, ngắt bỏ đi các ổ trứng, diệt trừ sâu non mới nở.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc để tiêu diệt loại sâu bệnh hại cà rốt này trong danh mục.

3. Rệp muội

Rệp muội

Một trong những loại sâu bệnh hại cà rốt thì không thể bỏ qua rệp muội. Rệp muội không chỉ là tác nhân gây hại mà còn là trung gian truyền bệnh nữa. Vì vậy, bạn cần phải nhanh chóng phòng ngừa loại côn trùng này nhé.

Đặc điểm gây hại:

Cả rệp non và rệp trưởng thành đều có thể chích hút nhựa cây, khiến cho búp và lá bị xoăn lại, lá dần nhạt màu đi hay vàng, héo rũ.

Không những gây hại trực tiếp cho cây cà rốt, rệp còn giữ nhiệm vụ là môi giới truyền bệnh virus cho cà rốt. Thời tiết nóng, khô dễ dàng cho rệp sinh trưởng và khỏe mạnh.

Ngăn chặn rệp muội hại cà rốt:

Tưới nước để giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Khi thấy mật độ rệp thấp, bạn có thể loại bỏ bằng cách ngắt bỏ và hủy những lá bị nhiễm.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc BVTV phòng trừ rệp hại cà rốt đăng ký trong danh mục. Vì vậy, bạn có thể tham khảo sử dụng một vài hoạt chất như: Thiamethoxam, Imidacloprid để ngăn chặn chúng.

Bệnh hại trên cây cà rốt

Ngoài những loại sâu hại thì bệnh trên cây cà rốt cũng rất phổ biến, kiến người trồng phải đau đầu tính toán cách giải quyết. Dưới đây là những căn bệnh phổ biến mà cây cà rốt gặp phải cũng như là cách điều trị chúng nhé.

1. Bệnh đốm vòng

Bệnh đốm lá cà rốt

Đặc điểm gây hại:

Bệnh đốm vòng thường hình thành tại các lá già. Giai đoạn đầu là những chấm nhỏ màu đen, sau đó thì lan rộng ra thành hình tròn lớn, màu nâu có hình tròn cùng tâm.

Khi thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh xuất hiện lớp nấm xốp màu đen bồ hóng, nấm bệnh sinh trưởng mạnh trong môi trường ẩm ướt, mưa nhiều.

Biện pháp ngăn chặn:

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dùng nước nóng 500C để xử lý hạt giống trước khi gieo trong khoảng thời gian chừng 30 phút.

Sử dụng hoạt chất Chitosan 2% cùng với Oligo- Alginate 10% (2S Sea & See 12WP) hoặc Oligo-Alginate (M.A Maral 10SL) để ngăn chặn bệnh.

2. Bệnh thối đen

Trị bệnh thối đen cà rốt

Bệnh thối đên xuất hiện trên cây bởi nấm Alternaria radicirima gây ra và bệnh thối khô bởi nấm Pronarostrupii sp gây ra.

Những giống nấm này hại toàn bộ những bộ phận như: thân, lá và củ.

Thực hiện ngăn chặn bệnh bằng những loại thuốc như Plant 50WP (từ 20 đến 30g/10 lít nước), Kocide 53,8DF (20g/10 lít nước), Derosal 50SC (từ 15 đến 20ml/10 lít nước); Cuproxate 345SC (20-25ml/10 lít nước)…

3. Hiện tượng biến dạng củ cà rốt

Biến dạng củ cà rốt

Triệu chứng:

Tình trạng biến dạng củ cà rốt gồm có những dạng sau:

Củ chỉa: Bởi đặc điểm phát triển của chóp rễ chính bị tổn thương, tác nhân gây hại chủ yếu là tuyến trùng.

Bên cạnh đó còn một vài nguyên nhân khác như cung cấp chất dinh dưỡng không đầy đủ cho cây, cấu trúc đất quá cứng chặt hay bởi côn trùng, nấm tấn công bộ rễ khiến cho củ phát triển với nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba…, màu sắc của củ không như thông thường.

Củ mọc lông: Tại vị trí trục của củ hình thành nhiều rễ phụ dài, bất thường xếp theo hàng hay mọc dài tạo thành búi.

Củ sần sùi, u sưng: Củ sinh trưởng không bình thường, trên củ hình thành nhiều u sưng với những kích thước khác nhau từ nhỏ cho tới lớn hay trên trục của củ phát triển không đồng đều, nhiều chỗ lồi lên khiến cho củ bị sần sùi, màu sắc bị nhạt và tối hơn.

Củ nứt: Những vết nứt có thể hình thành ngay tại vị trí phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục của củ cho tới tận chóp củ để lộ ra bộ phận lõi củ, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng của củ cà rốt.

Củ cà rốt có hình dạng hạt đeo trên rễ: Trên củ hình thành nhiều rễ phụ dài, tại những rễ phụ có nhiều hạt nhỏ tròn với đường kính dao độn từ 0.5-1 đến 5mm tùy thuộc vào số lượng tuyến trùng kí sinh.

Những rễ phụ mọc nhiều, mật độ tuyến trùng ký sinh dày đặc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng của củ.

Tác nhân gây biến dạng:

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trên cây cà rốt là bởi những loài tuyến trùng gây ra: Tại Đà Lạt – Lâm Đồng có 4 giống tuyến trùng gây ra nhiều loại biến dạng trên cà rốt như: Pratylenchus sp, Meloidogyne sp, Helicotylenchus sp và Apenlenchus sp.

Những thiệt hại bởi hiện tượng biến dạng củ cà rốt gây ra:

  • Làm giảm năng suất thu hoạch, giảm thu nhập kinh tế, tăng chi phí sản xuất.
  • Làm giảm chất lượng củ cà rốt: Vị ngon, hàm lượng những axitamin, màu sắc, đường, bột, thời gian bảo quản ngắn.
  • Làm giảm giá trị của đất, phải thường xuyên luân canh lâu dài.

Biện pháp ngăn chặn:

Giống: Hiện nay những giống cà rốt đang được trồng phổ biến tại Lâm Đồng như: giống CR9, giống địa phương, giống cà rốt Nhật đều hình thành những loại biến dạng củ cà rốt.

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có giống kháng bệnh. Để ngăn chặn bệnh trên cây cà rốt, bạn xử lý hạt giống bằng nước theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh ngâm khoảng thời gian 30 phút sau đó tiến hành đem gieo.

Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên theo dõi vườn trồng, thu gom tất cả các tàn dư cây bệnh trên ruộng trước khi làm đất và đem tiêu hủy chúng.

Khi chuyển cây từ ruộng này sang ruộng khác, bạn phải vệ sinh dụng cụ lao động. Luân canh cây trồng đối với những cây trồng ít nhiễm tuyến trùng như dền.

Việc cày xới đất kỹ càng trong điều kiện khí hậu khô hanh sẽ khiến cho trứng và ấu trùng dễ bị tiêu diệt, vì vậy giảm mật độ tuyến trùng trong đất.

Biện pháp sinh học: Trồng xen cà rốt với cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng gây biến dạng củ cà rốt, mật độ trồng thích hợp từ 10.000 đến 17.000 cây/ha (hàng đơn so le: từ 0,5 đến 0.8m/cây).

Tuy nhiên nếu bạn trồng với mật độ xen quá lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới mật độ trồng cà rốt cũng như khả năng phát triển của các cây bên cạnh vì vậy sẽ khiến cho hiệu quả kinh tế bị giảm.

Trước khi trồng cà rốt cần xử lý đất bằng hoạt chất sinh học như Palila 500WP (10kg/ha, Paecilomyces lilacinus.

Bạn có thể trộn đều chúng cùng với đất mịn để rải sau khi lên luống và sử dụng cào trộn đều thuốc vào đất rồi nhẹ nhàng tưới tới khi đất đủ ẩm.

Biện pháp hóa học: Xử lý đất trước khi trồng cà rốt bằng Etobon 0.56SL (10cc/8lít) cùng với Tachigaren 30L (30ml/20lít), lượng nước thuốc thích hợp từ 200 đến 300 lít/1.000m2.

Với các vườn bị hại nặng cần xử lý 2 đến 3 lần (trước khi trồng và 7 đến 14 ngày sau trồng cà rốt), hay có thể sử dụng Sincosin 0.56SL (10ml/8lít) cùng với Agrispon 0.56SL (10ml/8lít).

Bên cạnh đó, có thể dùng Chitosan, DIBAFON+ABAMECTIN, MAP LOGIC Copper citrate (Heroga 6.4SL) để ngăn chặn bệnh trên cây cà rốt.

4. Bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn cà rốt

Đặc điểm gây hại:

Bệnh thường hình thành trên đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ và đất thịt nặng.

Khi cây bị nhiễm bệnh, những tế bào trở nên mềm hơn, có nhớt và nước, có mùi lưu huỳnh, vi khuẩn sinh trưởng mạnh trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 27 đến 300C, độ pH thích hợp là 7,2 tồn tại những tàn dư cây trồng và xâm nhập thông qua vết thương.

Biện pháp ngăn chặn:

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy sớm những cây bị nhiễm bệnh.

Sử dụng hoạt chất Trichoderma spp cùng với K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC) để ngăn chặn và chữa trị bệnh hại trên cây cà rốt.

5. Cà rốt bị vàng lá

Bệnh cháy lá cà rốt

Nhiều người lầm tưởng rằng khi cây có hiện tượng vàng lá thì cây đang bị thiếu chất dinh dưỡng, nhưng thực chất là không phải.

Đấy chính là biểu hiện của bệnh vàng lá được gây ra bởi nấm tại bộ phận rễ. Nếu thiếu đi chất dinh dưỡng đạm thì lá không thể xanh như thế, lá sẽ vàng, đặc biệt là những lá non.

Khi cây bị thiếu Kali thì lá vàng từ ngoài chóp lá và cũng thể hiện trên lá non và những lá khác.
Bạn cần phải loại bỏ bớt đi các lá tại vị trí gần gốc, lá sát mặt đất để gốc cây được thông thoáng.

Tỉa bỏ các lá bị bệnh, đem chúng ra khỏi vườn để đốt tiêu huỷ nhằm giảm bớt mầm bệnh lây lan. Nếu đất trồng của bạn khá ẩm thì hãy giảm lượng ẩm để hạn chế sự phát sinh của nấm hại.

Bạn có thể mua nấm trichoderma trộn cùng với phân chuồng ủ hoai để bón trực tiếp cho cây.

Nấm trichoderma là loại nấm có lợi, nó cạnh tranh chất dinh dưỡng với nấm hại, tiết ra chất có khả năng kháng sinh tiêu diệt nấm hại, phân huỷ chất hữu cơ và lá cây trong vườn giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây cà rốt.

6. Tuyến trùng hại cà rốt

Tuyến trùng hại cà rốt

Khi cây bị tuyến trùng ký sinh, cây thường có biểu hiện bị còi cọc, sinh trưởng kém, thậm chí có thể khiến cho gây bị chết nếu mật độ tuyến trùng ký sinh cao.

Không những vậy, củ cà rốt cũng chính là bộ phận rễ chính, vì vậy, những tác động của tuyến trùng thực vật sẽ khiến cho củ cà rốt bị phân chia nhánh, sần sùi, trên củ.

Hoặc trên những rễ phụ có những nốt sần (chùm hạt), thối củ, nứt củ, củ ngắn hoặc trên củ phát triển quá nhiều rễ phụ. Những tổn thương trên rễ, củ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chất lượng cũng như sản lượng thu được của cà rốt.

Triệu chứng tuyến trùng:

Tuyến trùng gây hại trên củ cà rốt, khiến cho củ bị biến dạng như sau:

– Củ chỉa: Bởi đặc điểm phát triển của chóp, rễ chính bị tổn thương mà nguyên nhân gây hại chính là tuyến trùng tấn công bộ rễ khiến cho củ sinh trưởng có nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba…, màu sắc của củ không bình thường.

– Củ mọc lông: Trên vị trí trục của củ hình thành nhiều rễ phụ dài, bất thường xếp theo hàng hay mọc dài tạo thành các búi.

– Củ sần sùi, u sưng: Củ sinh trưởng không bình thường, trên củ hình thành nhiều u sưng với nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ cho tới lớn.

Hay tại vị trí trên trục của củ sinh trưởng không đều, nhiều chỗ lồi lên khiến cho củ bị sần sùi, màu sắc nhạt và tối màu hơn.

– Củ nứt: Những vết nứt có thể hình thành ngay tại vị trí phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục của củ tới tận chóp củ, lộ ra bộ phận lõi củ, ảnh hưởng rất xấu tới năng suất và chất lượng thu được của củ cà rốt.

– Củ có hình dạng hạt đeo trên rễ: Trên củ hình thành nhiều rễ phụ dài, tại vị trí rễ phụ có nhiều hạt nhỏ tròn với đường kính khác nhau dao động từ 0.5 đến 1.5mm tùy thuộc vào số lượng tuyến trùng kí sinh.

Nhiều rễ phụ được mọc ra, khi mật độ tuyến trùng ký sinh lớn sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ sinh trưởng của củ.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp:

Hãy thực hiện theo những bước dưới đây để có thể phòng tránh các bệnh trên cây cà rốt nhé.

– Xử lý hạt giống bằng nước theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh ngâm trong khoảng thời gian 45 phút rồi vớt ra hong khô sau đó đem gieo.

Hạt giống cà rốt

– Lựa chọn đất có cấu tượng nhẹ, có khả năng thoát nước tốt.

– Vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng: Thu gom tất cả những tàn dư cây bệnh trên vườn rồi đem tiêu hủy trước khi làm đất. Vệ sinh dụng cụ lao động trước khi chuyển cây từ vườn này sang vườn khác.

– Luân canh cây trồng: Bạn có thể luân canh đất trồng cà rốt cùng với một vài cây trồng ít nhiễm tuyến trùng như rau dền.

– Làm đất kỹ: Việc cày xới cần phải kỹ càng nhất trong giai đoạn thời tiết khô hanh sẽ giúp cho trứng và ấu trùng dễ bị tiêu diệt vì vậy giúp giảm mật độ tuyến trùng trong đất.

– Trước khi trồng cà rốt phải làm đất kỹ, bạn có thể trộn đều cùng với đất mịn để rải sau khi lên luống và sử dụng cào trộn đều thuốc vào đất rồi tưới nhẹ tới khi đất có đủ độ đủ ẩm.

– Thường xuyên dùng định kỳ nấm đối kháng Trichoderma Bacillus cùng với EM HLC đặc trị tuyến trùng theo tỷ lệ 1:1 (1 chai Trichoderma 500ml cùng với 1 chai EM HLC đặc trị tuyến trùng có liều lượng 500ml pha với 300 lít nước)

Tưới vào gốc cây theo tần suất là 7 đến 10 ngày/lần để ngăn chặn hiệu quả tuyến trùng cũng như nấm khuẩn gây hại trên cây cà rốt.

Tăng cường sức đề kháng cho cây trước điều kiện khí hậu bất lợi, đồng thời giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể ngăn chặn được những loài sâu bệnh hại cà rốt. Giúp cho thành tích thu hoạch cao, chất lượng tốt, đem lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình bạn.