Ruồi đục quả là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với nhiều loại cây ăn quả như cam, bưởi, mít, xoài, mận, ổi, măng cụt… Ruồi chích vào quả đẻ trứng, nở thành sâu non làm quả thối và rụng hàng loạt.

Nhằm tránh thiệt hại cho bà con trồng các loại cây ăn quả trên, chúng tôi chia sẻ một số phương pháp phòng trừ ruồi đục quả qua bài viết sau.

Ruồi đục quả là gì?

Ruồi đục quả

Còn có tên gọi khác là ruồi đục trái, tên khoa học là Bactrocera sp., Bactrocera spp., Bactrocera dorsalis, thuộc họ Tephritidae, bộ Diptera.

Đặc điểm hình thái

Vào mùa mưa, ruồi đục quả sinh sản mạnh và gây hại nặng cho nhà vườn.

Trứng: Có hình hạt gạo, màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang vàng nhạt.

Dòi: Khi mới nở chỉ dài khoảng 1,5mm, phát triển đầy đủ dài 6-8mm, màu vàng nhạt, miệng có móc. Khi phát triển đầy đủ, dòi búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian nhộng khoảng 7-12 ngày hoặc dài hơn nếu gặp lạnh. Dòi làm nhộng sâu trong lòng đất khoảng 3-7cm.

Nhộng: Có chiều dài 5-7mm, có hình trứng dài, lúc đầu màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa có màu nâu đỏ.

Thành trùng (ruồi trưởng thành): Cơ thể dài 6-9 mm, sải cánh rộng 1,3 mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước mầu nâu đỏ với 6 chấm đỏ mầu đen. Thân màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, cánh trong, hình dạng giống nhưng nhỏ hơn ruồi nhà, hoạt động vào ban ngày.

Thành trùng hiện diện suốt năm, thời gian sống của thành trùng 1 – 3 tháng và có khả năng bay rất xa.

Khả năng gây hại

☑ Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả rồi đẻ một chùm 5-10 trứng (thường đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả).

☑ Vỏ quả tại chỗ bị ruồi đục có màu đen, mềm, ứ nhựa (mủ), tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây.

☑ Dòi nở ra đục ăn trong quả. Quả bị dòi đục thường bị bội nhiễm các loại vi sinh vật nên thối rất nhanh. Ruồi đục quả phá hại từ khi quả già đến chín.

☑ Trái cây bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được. Đối với vườn quất, quýt quả bị hại có màu vàng sáng xung quanh vết châm. Quả bị hại thường thối và rụng.

☑ Đối với quả thanh long, ruồi để trứng trên vỏ trái, dòi sau khi nở sẽ sống bên trong trái. Khi đó sẽ thấy bên ngoài vỏ có vết châm kim và ứa nước vàng.

☑ Đối với cây ổi, dòi nở ra đục ăn trong trái, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng quả sẽ rụng hàng loạt gây mất năng suất thu hoạch.

Ruồi đục quả gây hại trái ổi

Ruồi đục quả gây hại trái ổi

Dấu hiệu nhận biết

Do lỗ chích đẻ trứng của ruồi rất nhỏ so với lỗ đục của sâu đục quả do đó rất khó phát hiện. Nhìn kỹ trên mặt vỏ quả thấy vết thâm, bóp nhẹ tay thấy chảy nước thì đúng là ruồi đục quả.

Diệt trừ ruồi đục trái ổi

☑ Không nên để quả chín lâu trên cây hấp dẫn ruồi đến tìm quả đẻ trứng (do mùi thơm của quả) mà nên thu hoạch sớm hơn.

☑ Đối với các quả bị rụng nên gom lại rồi đem chôn sâu cùng vôi bột để diệt hết trứng, dòi và nhộng, tránh lây lan cho các vụ sau. Dọn vườn sạch sẽ, cắt tỉa cho cây thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ của bướm và ruồi trưởng thành.

☑ Dùng Basudin 10H, Regent 3G hoặc Furadan 3H rải xung quanh gốc cây để diệt nhộng còn nằm dưới đất chờ vũ hóa.

☑ Dùng thuốc Vizubon D, bẫy Pheromone để dẫn dụ và diệt ruồi đực nhằm hạn chế việc duy trì nòi giống của ruồi rất tốt (khi ruồi cái đẻ trứng nhưng không được thụ tinh thì trứng không nở thành dòi gây hại được).

Vizubon D

Ruồi đục quả gây hại cây bưởi, cây cam

Ruồi đục quả gây hại cây bưởi

Dấu hiệu nhận biết

Ban đầu chỉ là những vết chấm đen, sau khi đã lớn lên thì sẽ chuyển sang màu vàng nhạt và nâu. Chúng sẽ đục thành một chiếc đường hầm nhỏ bên trong quả, làm cho quả bị thối dần.

Ngoài ra, bằng cách quan sát sẽ thấy những quả bị thay đổi về hình dạng và màu sắc. Chính vết đục, đường hâm đó mà vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập được vào gây hại cho quả.

Biện pháp trị ruồi đục quả bưởi

1. Dùng nano oxiclorua couper và PVP

Có tác dụng tăng mức đề kháng cho vỏ quả bưởi giống như vỏ có lớp màng bọc, giảm được ánh nắng mặt trời chiếu vào, sự phá hại của côn trùng, sâu bọ. Ngoài ra còn làm cho vỏ quả có độ đàn hồi hơn, hiện tượng mềm nhũn của vỏ cũng được hạn chế hơn.

nano oxiclorua

Thành phần: Nano đồng oxyclorua nồng độ 10.000-15.000ppm (10.000-15.000mg/lít), chất chống oxi hóa, chất hữu cơ bao bọc hạt nano, nước cất vừa đủ.

Cách làm: Dùng Nano bạc đồng phun đều lên quả bưởi, có thể phun lần 2 cách lần 1 2 tuần để có được hiệu quả.

2. Dùng túi nilong bọc bưởi

Đây là biện pháp sinh học vừa tiết kiệm, lại không gây ô nhiễm môi trường. Một chiếc túi có thể giúp bạn ngăn chặn được tới 90% sự xâm nhập của ruồi vàng, giúp trị ruồi hiệu quả.

Phòng ngừa ruồi đục quả bưởi

Cách làm: Chọn một chiếc túi với kích thước phù hợp, có độ thoáng vừa phải không kín hơi tránh làm thối vỏ. Có độ dai và dày hợp lý, không có hóa chất gây hại.

Điều chỉnh độ rộng cho quả phù hợp với giai đoạn phát triển của quả bưởi rồi bọc vào cho đến khi thu hoạch thì cởi bỏ.

3. Dùng bẫy ruồi

Cách làm: Dùng vỏ chai nước bỏ đi, dây thép. Cắt vuông một lỗ vừa phải, khoan một lỗ phần nắp để xỏ dây thép qua.

Sau đó luồn dây thép qua nắp và cố định một đầu bằng cách uốn đầu dây thép. Dùng nước ấm cùng đường hòa tan cho vào trong chai. Đậy chặt nắp lại và treo lên cây để làm bẫy.

Cách này vừa tiết kiệm không tốn nhiều sức mà hiệu quả cũng khá cao.

Ruồi đục quả gây hại trái xoài

Dấu hiệu nhận biết

Vỏ quả xoài tại nơi bị ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng, nấm bệnh đến đẻ trứng, gây hại khiến trái bị biến màu, thối.

Những quả đó có thể rụng trước khi chín hoặc tiếp tục neo trên cây. Nếu còn trên cây, giá trị thương phẩm cũng giảm do thịt quả bị thối bên trong.

Cách phòng trị ruồi đục trái xoài

1. Biện pháp cơ học

☑ Thu hoạch sớm khi trái vừa chín, không nên để quá chín để tránh ruồi gây hại và lây nhiễm.

☑ Không trồng xen một số loại cây thu hút ruồi đục quả như cây ổi, đu đủ, cam quýt , nhãn… trong vườn xoài.

☑ Thu nhặt và tiêu hủy (đốt hoặc chôn) trái xoài rụng xuống đất cũng như còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch vì đó là nơi lưu tồn ruồi.

2. Bẫy dẫn dụ ruồi đục quả

Dùng trái chuối chín, cam, dứa… trộn với thuốc trừ sâu Sec Saigon 5EC, 10EC hoặc Sherzol 205EC để dẫn dụ và diệt ruồi. Đặt 30 – 100 bẫy/1 ha vườn.

3. Phun mồi protein thủy phân

Do ruồi cái cần ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Ưu điểm của phun bả mồi protein là lượng nước thuốc phun lên cây thấp, an toàn cho côn trùng thụ phấn, ít tốn công, diệt cả ruồi đực và ruồi cái.

Bã protein

Cách làm: Pha 5 ml Sairifos 585 EC với 50g protein thủy phân trong 1 lít nước.

Phun 50 ml hỗn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm, 1 tuần phun 1 lần để dẫn dụ và diệt ruồi.

Thời gian: Phun vào khoảng 8 – 10 giờ sáng, khoảng 30 ngày trước khi thu hoạch.

4. Dẫn dụ ruồi đực bằng pheromone

Pheromone là những hợp chất hấp dẫn cực mạnh mà một vài loài dùng để hấp dẫn bạn tình trong khoảng cách hai dặm hoặc xa hơn. Khi kết hợp Sairifos 585EC tạo thành hợp chất diệt trừ ruồi hiệu quả.

Sairifos 585EC

Cách làm: Pha Methyl eugenol với Sairifos 585EC với tỷ lệ 96 : 4, đặt bẫy để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Thấm 1 ml thuốc vào miếng vải hoặc bông rồi đặt trong hộp nhựa hoặc sắt, có đục lỗ bên hông để ruồi đực bay vào ăn thuốc và chết.

5. Treo bẫy

Bẫy bã ruồi đục quả

Nên treo bẫy lên cây nơi râm mát (tránh ánh nắng chiếu trực tiếp), thoáng gió, treo cách mặt đất khoảng 1 – 2 m. Mỗi ha đặt 30 – 60 bẫy. Sau vài ngày nên thay bẫy một lần để nhặt ruồi chết và thay bã mới. Nên bắt đầu đặt bẫy khi cây vừa cho trái nhất là khi trái chín. Để diệt ruồi có hiệu quả cần đặt nhiều bẫy trên diện rộng, làm đồng loạt và liên tục.

Ruồi đục quả gây hại cây thanh long

Ruồi đục trái thanh long

Dấu hiệu nhận biết

Bị ấu trùng đục bên trong nếu không kịp thời phát hiện sẽ làm phần thịt quả thanh long bị thối. Chỗ bị đục có vết đen, tạo điều kiện cho nấm và các côn trùng gây hại tấn công. Trái chưa kịp chín đã có thể bị rụng.

Biện pháp diệt trừ ruồi đục quả

Sử dụng biện pháp bẫy ruồi được áp dụng theo mùa, cụ thể như sau:

☑ Mùa mưa (từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008), sử dụng chế phẩm Flykil 95 EC, liều lượng thuốc: 1–2 ml/bẫy (được tẩm vào miếng bông gòn treo trong bẫy), thời gian thay thuốc 2 tuần/lần, số lượng: 20 bẫy/ha.

Flykil 95 EC

☑ Mùa khô (từ ngày 1/12/2008 đến ngày 31/12/2008), sử dụng chế phẩm Sofri Protein 10 DD để phun dẫn dụ ruồi, thời gian phun: 10 ngày/lần với liều lượng 1–1,2 lít/lần phun/ha.

Sofri Protein 10 DD

Đây là mô hình được Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long và Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận áp dụng cho ra kết quả thành công trên 60%. Việc sử dụng bẫy dẫn dụ ruồi đục quả có ý nghĩa quan trọng là không để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm, đảm bảo mục tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ruồi đục trái gây hại trên nhóm cây bầu bí

Dấu hiệu nhận biết

Gồm các loại cây dưa leo, bầu bí, mướp, mướp đắng,… ruồi đục trái thường đẻ trứng và gây hại từ khi quả già đến chín.

Ngay chỗ vết đục bên ngoài lúc đầu là 1 chấm đen, sau lớn dần có màu vàng rồi chuyển qua nâu. Bên trong quả dòi đục thành đường hầm vòng vèo làm quả bị thối mềm, dễ rụng.

Phòng trừ ruồi đục quả trên bầu bí

☑ Cày phơi đất khô thoáng hoặc ngâm nước ruộng vài ngày để diệt sâu non và nhộng.

☑ Dọn sạch vườn, thu gom tiêu huỷ các quả bị rụng có dòi hại chôn xuống hố cùng vôi.

☑ Áp dụng biện pháp bao trái sau khi trái đã đậu 3-4 ngày.

☑ Phun thuốc để phòng trừ. Chú ý thời gian cách ly. Phun Altach 5EC theo tỉ lệ pha 20 ml với 16 lít nước. Hoặc Cyper 25EC 20 ml/16 lít nước.

Altach 5EC

☑ Khi ruồi trưởng thành phát sinh nhiều dùng Hopsan 75EC phun xung quanh ruộng để xua đuổi. Cách pha 40ml thuốc với 16 lít nước.

Hopsan 75EC

Lưu ý

Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên quả để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới nên trong xuất khẩu trái cây việc xử lý sau thu hoạch rất cần thiết. Vì vậy mà người dân cần phải chú ý hơn và tìm được biện pháp phòng trừ hiệu quả.