Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi, phân bón hóa học còn có những nhược điểm gây ra phiền toái đến chất lượng cây trồng và môi trường đất của chúng ta. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, ưu và nhược điểm của các loại phân hóa học.
Mục Lục
Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học hay còn được gọi là phân bón vô cơ. Những loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên thì được gọi là phân bón hóa học. Những hợp chất hóa học này chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất.
Phân bón hóa học có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn… và được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali dựa trên các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt.
Các loại phân bón hóa học phổ biến
1. Phân đạm
Đạm là một trong những loại phân bón hóa học luôn được người nông dân tin dùng và khá phổ biến. Tác dụng của Phân đạm là kích thích quá trình sinh trưởng của cây giúp cho cây trồng phát triển nhanh hơn, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
Phân bón hóa học loại này sẽ cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Amoni NH4+ và ion Nitrat NO3-. Mức độ dinh dưỡng của phân đạm sẽ được xác định bằng hàm lượng % Nitơ có trong phân.
Một số loại phân đạm phổ biến thường được sử dụng là: Phân đạm Amoni, phân đạm Nitrat và Ure.
a. Phân đạm Amoni
- Phân đạm amoni được tổng hợp từ các muối amoni: NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4Cl,…
- Đối với loại phân bón hóa học này chúng ta sẽ bón thúc và chia làm nhiều lần.
Chú ý: Với đất chua chúng ta không nên dùng phân đạm amoni vì phân có chứa nhiều amoni (axit) sẽ làm tăng độ chua của đất, điều này không tốt cho cây trồng.
b. Phân đạm Nitrat
- Phân đạm Nitrat được tổng hợp từ các muối nitrat: Ca(NO3)2, NaNO3, …
- Đối với loại phân bón hóa học này chúng ta sẽ bón thúc cho lúa với lượng nhỏ và được sử dụng để bón cho cây trồng công nghiệp như: bông, chè, café, mía…
- Phân đạm nitrat tan rất dễ chảy rửa và tan nhiều trong nước, vì thế khi bón phân cho đất, nó có tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng rất dễ bị nước mưa rửa trôi.
c. Phân đạm Urê
- Urê là loại phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Phân Urê với công thức là (NH2)2CO và nó có hàm lượng đạm cao nhất so với các loại phân đạm khác với 46% N có trong phân.
- Đối với phân bón hóa học loại này chúng ta sẽ bón đều và không bón tập trung vì cây sẽ bị thừa N, và có thể trộn phân với mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.
2. Phân lân
Phân lân là một loại phân bón hóa học khá phổ biến không kém gì phân đạm. Phân lân cung cấp cho cây nguyên tố photpho dưới dạng ion photphat. Mức độ dinh dưỡng của phân lân sẽ được xác định theo tỉ lệ % khối lượng nguyên tử Photpho có trong thành phần của nó.
Ở thời kì sinh trưởng của cây, phân lân sẽ rất cần thiết cho sự thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng. Phân lân có tác dụng làm cho hạt chắc, quả hoặc củ to, cành lá khỏe.
Phân lân nung chảy và Supephotphat là hai loại của phân lân.
a. Phân lân nung chảy
- Thành phần chính của phân lân nung chảy là Ca3(PO4)2
- Phân bón hóa học loại này cây khó hấp thụ vì nó không tan trong nước, loại này thích hợp với các loại cây ngô đậu và đất chua.
b. Supephotphat
- Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép
3. Phân Kali
- Thành phần chính của phân kali là nguyên tố Kali và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dưới dạng ion K+. Mức độ dinh dưỡng của phân Kali được xác định theo tỉ lệ % của K2O hay lượng Kali có trong thành phần của nó.
- Phân bón hóa học loại này giúp cho cây có thể hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất bột chất sơ, chất đường và chất dầu. Ngoài ra chúng ta không thể không nói đến một tác dụng nổi bật của phân Kali là giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.
- Khi bón phân Kali chúng ta nên bón kết hợp với các loại phân khác. Với phân bón hóa học loại này chúng ta có thể bón thúc, phun lên lá vào các thời gian cây ra hoa, làm củ và tạo sợi.
- Khi bón phân kali chúng ta có thể bón bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như magiê và natri thì sẽ rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali thích hợp với các loại cây như: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…
Chú ý: Chỉ nên bón phân Kali cho cây một lượng vừa đủ. Nếu bón thừa nó có thể gây ra những tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.
4. Các loại phân bón hóa học khác
Ngoài các loại phân bón hóa học khá phổ biến trên thì còn có các loại khác phù hợp với từng loại cây trồng vào các giai đoạn phát triển như phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng…
a. Phân hỗn hợp
Đây là loại phân bón hóa học chứa cả 3 nguyên tố N, K, P còn thường được gọi là phân NKP và được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên với nhau.
Mức độ tỉ lệ của các loại phân trong phân hỗn hợp phải tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.
b. Phân phức hợp
Phân phức hợp là một loại phân bón hóa học được phức hợp từ các chất được tổng hợp trực tiếp bằng các tương tác hóa học.
Ngoài ra phân phức hợp còn được tạo ra bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Các chất dinh dưỡng của loại phân này được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.
c. Phân vi lượng
Đây là một loại phân bón hóa học có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: kẽm, bo, mangan,… dưới dạng hợp chất. Với loại phân này chúng ta sẽ bón cùng với phân vô cơ hoặc hữu cơ tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.
Phân vi lượng có tác dụng giúp tăng khả năng kích thích tao đổi chất và sinh trưởng, tăng cường khả năng quang hợp cho cây. Nhưng cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ phân vi lượng vì nếu quá liều cây sẽ chết.
Phân bón hóa học đã trở lên rất phổ biến đối với người dân và là thành phần không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng ngoài những công dụng thì nó vẫn có những hạn chế vì vậy chúng ta cần kết hợp cả 2 loại phân bón hóa học và phân bón hữu cơ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lợi ích của phân bón hóa học
1. Tăng năng suất cây trồng
Tất nhiên rồi, mục đích của mọi loại phân bón hóa học là giúp cây trồng có được năng suất cao và đó cũng là lợi ích quan trọng nhất mà các sản phẩm phân bón hóa học có thể mang lại cho cây trồng tăng.
Điều này sẽ giúp cho cây có thể được phát triển một cách ổn định và cho năng suất tối đa.
2. Làm tăng độ phì nhiêu cho đất
Để làm được điều này thì bà con phải tính toán được lượng vừa phải phân bón hóa học và căn thời gian bón đúng lúc, kết hợp với các chất hữu cơ có sẵn trong đất để tăng cường sự hoạt động của các vi sinh vật có ích thì đất sẽ luôn đảm bảo dinh dưỡng giúp hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.
3. Kích thích cây ra rễ, hoa
Ngoài hai chức năng trên phân bón hóa học còn là yếu tố quan trọng giúp tổng hợp protein cho cây có thể phát triển một cách ổn định nhất.
Đặc biệt là có thể kích thích nở hoa và ra rễ, tăng sức đề kháng cho cây khỏe mạnh có thể chịu đựng được hạn hán và bệnh dịch một cách tốt nhất.
Tác hại của phân bón hóa học đến môi trường
Khi sử dụng phân bón hóa học chúng ta cần bón cân đối, đúng cách và không được lạm dụng chúng. Nếu không phân bón hóa học sẽ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (ô nhiễm môi trường, đất đai suy kiệt), sinh vật có ích và đặc biệt là đối với con người.
1. Đất đai
Có rất nhiều loại phân bón vô cơ (đặc biệt các loại phân đơn) không cung cấp hoặc không thay thế được chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất gây suy kiệt vi lượng trong đất, khiến đất đai kém màu mỡ làm giảm năng suất cho các vụ sau.
Bón trong thời gian dài và nhiều phân bón hóa học sẽ khiến đất đai bạc màu chai cứng, đất bị chua, tích tụ một số kim loại năng trong đất và làm mất cân bằng sinh học.
2. Nước
Phân hóa học dễ hòa tan nhanh trong nước, dẫn tới việc dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối, ngấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước gây độc hại cho những sinh vật dưới nước và cả con người khi sử dụng nguồn nước.
3. Không khí
Việc lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là các phân bón chưa đạm (N) khi chuyển hóa làm bay hơi một số khí như NH3 gây ô nhiễm không khí.
4. Con người
NO2– và NO3– có trong phân bón hóa học là nguyên nhân gây ung thư, chứng máu methaemoglobin,…Và sẽ tác động đến con người thông qua sự tồn đọng trong đất nước và đặc biệt là trong nông sản.
Vậy là chúng ta đã có những kiến thức về cách sử dụng và tác động của phân hóa học để có thể dụng chúng khi sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Chúc các bà con có những vụ mùa bội thu nha!