Trồng khoai lang nhật hiện đang được mọi người trồng với quy mô vô cùng lớn và khắp các vùng miền trên cả nước. Khoai lang nhật có sản lượng và chất lượng cao hơn nữa còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Không những thị trường trong nước rất ưa chuộn loại củ này, mà chúng còn được xuất khẩu sang nhiều nước lân cận, đem lại nguồn kinh tế lớn cho những gia đình trồng khoai lang nhật với mục đích kinh tế.
Trong bài viết này, Fao sẽ đem đến cho các bạn kỹ thuật trồng khoai lang nhật đảm bảo thu được một mùa vụ năng suất, chất lượng nhất nhé.
Mục Lục
Đặc điểm sinh học của khoai lang nhật
Để có thể thành công trong việc thực hiện cách trồng khoai lang nhật thì trước hết bạn cần nắm được những đặc điểm cơ bản của chúng. Vì vậy hãy tham khảo những thông tin dưới đây để việc trồng khoai lang được dễ dàng hơn nhé.
- Khoai lang Nhật đem lại sản lượng cao và có chất lượng tốt, mỗi lần thu hoạch thường cho năng suất chừng 9 đến 15 tấn/ha.
- Thân cây khoai lang nhật ít phân cành, to mập, có màu tím. Cây có khả năng phát triển và sinh trưởng mạnh với thời gian phát triển của cây dao động từ 105 đến 120 ngày.
- Hình dạng của củ khoai lang Nhật thuôn dài, vỏ nhẵn màu tím đặc trưng, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô trong củ nằm trong khoảng từ 27 đến 33%.
- Khoai lang Nhật thích hợp với nhiều cách sử dụng khác nhau như: ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.
Chuẩn bị gì khi trồng khoai lang nhật
Trước khi đến với cách trồng khoai lang nhật thì bạn cần chuẩn bị trước những dụng cụ, đất trồng, giống cây,…Để đảm bảo việc trồng khoai lang nhật được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1. Thời vụ trồng khoai lang nhật
Có 2 vụ để bạn trồng khoai lang nhật trong năm là:
- Vụ Đông: Trồng từ ngày 25/8 đến 10/9
- Vụ Xuân Hè: Trồng từ giữa tháng 2 cho tới đầu tháng 3 mỗi năm
2. Đất trồng khoai lang nhật
Đất được sử dụng để trồng khoai lang nhật cần được xới tơi, cày bừa kỹ để đảm bảo tơi xốp và sạch toàn bộ cỏ dại.
Lên luồng có độ rộng từ 1,2 đến 1,5m, chiều cao dao động từ 35 đến 40cm. Làm luống trồng theo hương đông tây là thích hợp nhất (đối với cả rãnh).
3. Chọn giống
Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa; dây bánh tẻ. Tuổi dây dao động từ 45 – 75 ngày tuổi; Chỉ sử dụng những dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 – 30 cm.
4. Cách nhân giống
Bạn có thể nhân giống khoai lang nhật bằng dây hay bằng củ đều được.
Dây giống phải đảm bảo trong tình trạng khỏe mạnh, dây bánh tẻ (là những dây có tuổi từ 45 đến 75 ngày tuổi) không bị nhiễm sâu bệnh, chưa phát triển ra rễ và hoa.
Chỉ dùng dây đoạn 1 và 2 kể từ vị trí ngọn để làm dây giống với độ dài dây chừng 25 đến 30cm.
Kỹ thuật trồng khoai lang Nhật
Kỹ thuật trồng khoai lang nhật tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản dưới đây là có thể hoàn thiện được 2/3 quá trình trồng khoai lang nhật rồi nhé.
- Nên thực hiện việc trồng khoai lang nhật khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
- Mật độ trồng: từ 38.000 đến 40.000 khóm/ha
- Khoảng cách nằm trong khoảng từ 5 đến 6 dây/m chiều dài luống
- Nên trồng khoai lang nhật theo hàng đơn, vùi dây giống dọc theo chiều của luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này có phương song song so với mặt luống), ngọn trên bề mặt luống từ 5 đến 10cm (chừng 2 đốt), độ sâu vùi trong đất khoảng 5cm.
Chăm sóc cây khoai lang nhật
Việc chăm sóc cho cây sau khi hoàn thiện cách trồng khoai lang nhật là vô cùng cần thiết. Chúng giúp cho cây trồng của bạn được khỏe mạnh, phát triển tốt đặc biệt là chất lượng củ thu được sẽ cao hơn rất nhiều.
Vì vậy bạn cần phải thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây với liều lượng vừa đủ để cây luôn khỏe mạnh nhé.
Sau khi trồng khoai lang nhật được 20 đến 25 ngày thì các bạn bắt tay vào việc xới đất và làm sạch toàn bộ cỏ dại, đồng thời cần kết hợp bón phân lần 2, nhẹ nhàng vun đất xung quanh gốc cây khoai lang.
Sau khi trồng khoai lang nhật được 25 đến 30 ngày tuổi thì thực hiện việc bấm ngọn để tăng cường sự phát triển, kích thích sinh trưởng thân và lá trong thời kỳ đầu.
Ngoài ra còn giúp tăng cường tích lũy chất hữu cơ nuôi cây. Ở thời kỳ này, các bạn thực hiện nhấc dây để làm đứt rễ con để cây được tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng đi nuôi củ.
Lưu ý, việc nhấc dây cần thực hiện thường xuyên và sau khi nhấc xong phải đặt dây về đúng vị trí ban đầu để tránh gây tổn thương tới thân và lá cây.
Sau khi trồng khoai lang nhật được 40 đến 45 ngày thì bắt tay vào việc xới đất, làm sạch cỏ dại và bón phân lần 3. Tiếp tục vun nhẹ vào vị trí xung quanh gốc cây.
Chú ý phải luôn giữ ẩm cho đất, đảm bảo đất luôn được cấp ẩm trong khoảng từ 65 đến 80%. Nếu việc trồng khoai lang nhật gặp tình trạng khô hạn thì nhanh chóng tưới nước cho rãnh, nước cần ngập từ ½ đến ⅔ luống.
Thường xuyên theo dõi đồng để sớm phát hiện ra sâu bệnh, có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bón phân cho khoai lang Nhật
Công thức được sử dụng cho 1 hecta khoai lang Nhật như sau: sử dụng khoảng 10 đến 15 tấn phân chuồng, 90kg kali cùng với 60kg ure và 30kg phân lân.
Chia ra chúng thành 3 đợt bón để cây có thể hấp thụ được toàn bộ lượng phân bón.
- Lần 1: Bón lót 100% toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân cùng với 30% phân đạm và 20% phân kali.
- Lần 2: Bón sau khi trồng khoai lang nhật khoảng 20 đến 25 ngày với liều lượng phân bón như sau: 50% phân đạm kết hợp với 30% phân kali.
- Lần 3: Sau khi trồng khoai lang nhật chừng 40 đến 45 ngày thì thực hiện bón tất cả số phân bón còn lại.
Phòng trừ sâu bệnh hại khoai Nhật
Trong suốt quá trình thực hiện cách trồng khoai lang nhật thì khó có thể tránh khỏi tình trạng cây bị nhiễm sâu bệnh. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên thăm cây trồng, khi cây bị nhiễm sâu bệnh có các phương pháp chữa trị kịp thời.
Khoai lang Nhật thường bị các loài sâu gây hại như:
Bọ trưởng thành (Bọ cánh cứng): Cơ thể chúng to gần bằng con kiến đỏ và có chiều dài của chúng là 5 đến 7mm, đầu dài, thân có màu nâu đỏ óng ánh.
Bọ trưởng thành thường hoạt động vào thời điểm ban đêm và sáng sớm, chúng đẻ trứng tại các lỗ nhỏ trên dây và chui theo những kẽ nứt của đất để đẻ trứng trực tiếp trên củ khoai.
Sùng non: Loài sâu này có phần thân hơi dài, cong, màu trắng sữa, không có bộ phận chân ngực và bụng. Sùng đục tại vị trí trong dây và củ, đặc biệt tại các củ bị lộ trên mặt đất.
Những dây đã bị sùng non đục thường có khả năng phát triển kém, phình to tại những vị trí bị đục, dị dạng và nứt, dễ đứt dây. Những củ đã bị đục thì thường bị thối, có hương vị đắng và không thể ăn được.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho khoai lang Nhật:
Để không phải mất công tiêu diệu những loại sâu bệnh hại thì bạn nên có những biện pháp ngăn chặn chúng trong quá trình trồng khoai lang nhật. Dưới đây là những cách phòng trừ hiệu quả mà Fao đã kiểm chứng, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm và thực hiện theo nhé.
Sau một vài vụ trồng khoai lang nhật thì bạn nên tiến hành luân canh trồng lúa hay những loại rau màu khác.
Sau khi thu hoạch khoai lang xong nên gom tất cả dây khoai, củ khoai, đặc biệt là những củ khoai bị sùng thì phải đem đi tiêu hủy để hạn chế mật độ sùng vào những mùa vụ sau.
Nếu có thể thì bạn hãy cho nước ngâm ruộng trong khoảng vài ngày để tiêu diệt sùng và nhộng trong đất.
Trước khi trồng khoai lang nhật, bạn cần ngâm hom giống trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (với liều lượng 30 ml/10 lít nước) hay Oncol 25WP (liều lượng 25g/10 lít nước) trong khoảng thời gian chừng 30 phút, vớt hom ra để ráo sau đó mới tiến hành trồng khoai lang nhật.
Sau khi trồng khoai lang nhật, các bạn cần bổ sung thuốc kích rễ và vi sinh vật có lợi để giúp cây sinh trưởng rễ tốt và hạn chế được tình trạng thối rễ, héo dây.
Sau khi vườn khoai được 1 tháng:
Khi cây bắt đầu ra củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (với liều lượng từ 6 đế 8 kg/ha), đồng thời tiến hành vun luống khoai cao và phủ kín gốc.
Sau khi rắc thuốc xong thì tưới nước cho cây thường xuyên, tưới cho luống khoai có đủ độ đủ ẩm. Thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là khoảng 21 ngày.
Thu hoạch và bảo quản khoai lang nhật
Chắc chắn đây là công đoạn mà bạn mong chờ nhất trong quá trình trồng khoai lang phải không nào. Tuy nhiên hãy dựa vào đặc điểm phát triển, thời gian từ khi trồng khoai lang nhật mà tiến hành thu hoạch cho đúng thời điểm nhé.
Khi cây khoai lang có những dấu hiện ngừng phát triển như: Lá tại vị trí gốc dần chuyển sang màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì thời điểm này cần bắt tay vào thu hoạch.
Chú ý: Thu hoạch vào những ngày có thời tiết khô ráo, không gây tổn thương, xây xát hoặc làm bong vỏ củ khoai.
Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay tạo nên một mùa vụ trồng khoai lang nhật thật thành công, năng suất và chất lượng thật tốt. Chúc cho gia đình bạn có nguồn thu nhập lớn từ vụ khoai lang nhật này nhé.