Trước kia dâu tây hay được trồng trong môi trường thổ canh nhưng hiện nay dâu tây được nhiều người lựa chọn trồng dâu tây thủy canh, tức là trồng trong môi trường thủy canh – đây là 1 phương pháp trồng cây hiện đại, mang tới cho người trồng năng suất cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng dâu tây thủy canh cũng như những kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh nhé!

Trồng dâu tây thủy canh dễ hay khó?

Trên thị trường, dâu tây là một loại quả mang giá trị cao. Chúng vừa có thể dùng để ăn trực tiếp hay được chế biến các loại mứt, các loại mứt, nước hoa quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng hay những người kinh doanh loại quả này.

Chính vì lợi ích ấy, ngày này dâu tây được trồng nhiều dải khắp cả nước, đặc biệt là Đà Lạt – nơi có khí hậu thuận lợi, quanh năm mát mẻ thì trồng loại quả này với số lượng rất lớn.

Trồng dâu tây thủy canh

Cây dâu tây mang nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhân rộng ra toàn thế giới vào những năm cuối thế kỉ 18. Những năm đầu thế kỉ 20 thì Việt Nam mới bắt đầu trồng cây dâu tây ở Đà Lạt.

Dâu tây là loại rễ chùm, thân ngắn, thân thảo, lá mọc san sát nhau, các quả được treo trên thân mỏng nên nếu không nắm vững được kĩ thuật trồng thì khi ra quả, dâu sẽ dễ bị trùng xuống và chạm vào mặt đất, ảnh hưởng tới sự tươi ngon của quả.

Dâu tây cũng dễ nhiễm các bệnh nấm và bị ảnh hưởng bởi sương muối. Vì vậy để có thể trồng được loại cây này bạn cần có kĩ thuật cao.

Trồng dâu tây thủy canh đơn giản hơn khá nhiều so với trồng dâu tây trên đất, bởi nó thu nhỏ lại những tác động của các loại mầm bệnh và nấm từ đất, còn có thể tránh được việc quả bị chạm xuống mặt đất gây héo hỏng.

Kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh mới nhất hiện nay

Hãy chuẩn bị đầy đủ những bước sau đây để có thể thực hiện kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh một cách dễ dàng nhé.

1, Chuẩn bị trồng dâu tây thủy canh

  • Nếu bạn chưa có thì phải thiết kế một hệ thống dàn thủy canh. Nếu đã có rồi thì chỉ cần để 1, 2 rọ dành riêng cho dâu tây.

Rọ nhựa trồng dâu tây thủy canh

  • Tiến hành làm sạch giá thể, nếu giá thể của bạn là sơ dừa hoặc đất sét nung thì bạn nên ngâm, rửa qua nước để độ ẩm trong giá thể tốt, đều. Tốt nhất bạn nên dùng giá thể đã qua xử lý để không làm ảnh hưởng tới độ pH của nước.

Nếu bạn dùng viên nén xơ dừa, trước khi gieo mầm bạn nên ngâm những viên nén đó để xơ dừa nở ra. Tìm hiểu thêm một số dụng cụ thủy canh cần thiết trong việc trồng và chăm sóc dâu tây.

  • Lựa chọn giống dâu tây tốt có tỷ lệ nảy mầm cao, những giống dâu tây phù hợp với sở thích của mình và điều kiện tự nhiên – trường hợp nếu gieo trồng từ hạt dâu tây, bạn phải mất khoảng 6 tới 7 tháng chăm sóc cây mới ra quả. Nếu bạn cấy mô, bạn chỉ cần 2 đến 3 tháng đã có thể thu hoạch được.

Cây giống trồng dâu tây thủy canh

2,  Gieo hạt dâu tây thủy canh

Cách trồng dâu tây thủy canh: Tiến hành rắc hạt giống vào giá thể trong rọ thủy canh. Do hạt dâu tây rất nhỏ nên bạn không cho quá nhiều hạt giống vào trong một rọ, như vậy khi cây lớn lên thì rọ không thể chứa hết.

Khi đó bạn phải nhổ bớt đi, chỉ giữ lại những cây khỏe mạnh, như vậy vừa rất lãng phí lại vừa mất thời gian, công sức. Khi tiến hành gieo hạt vào trong rọ, bạn phải tưới đẫm nước cho tất cả các rọ để giúp hạt giống nảy mầm.

Thường xuyên tiến hành tưới phun sương để giữ độ ẩm cho cây. Khi cây bắt đầu lên mầm và ra lá, bạn tiến hành đưa những rọ này lên giàn thủy canh.

Cách trồng dâu tây thủy canh

3,  Chăm sóc cây dâu tây trồng thủy canh

  • Bổ sung chất dung dịch thủy canh vào hệ thống trồng dâu tây thủy canh thường xuyên, đều đặn. Bạn phải chắc chắn là rễ được đưa vào hệ thống trồng có sẵn và mức độ an toàn là tuyệt đối.
  • Thường xuyên kiểm tra độ Ph của cây, trong khoảng cách từ 5,8 tới 6,2 là dâu tây phát triển bình thường. Thay đổi nước dinh dưỡng để làm dung dịch dinh dưỡng theo định kì hai tuần một lần giúp duy trì độ pH, đây là cách dễ nhất để duy trì pH.
  • Thụ phấn cho vườn dâu tây bằng cách sử dụng cọ quét vào hoa ngay sau khi mở ra để phân tán phấn hoa giúp chính xác cao hơn và tăng độ hiệu quả. Nhẹ nhàng chuyển nhụy hoa, phấn hoa và nhị cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của cây. Sử dụng quạt để hỗ trợ thụ phấn tự nhiên.
  • Khi cây phát triển nhanh hơn so với tốc độ bình thường thì tiến hành cắt các nhánh. Không cần thường xuyên cắt tỉa bổ sung để cây có đạt được hiệu suất cao. Bảo quản một vài nhánh để làm cây giống trong tương lai nhanh hơn.

4, Thu hoạch

Để trái cây ngon hơn thì hãy để nó thực sự chín. Sau khi đậu quả hoàn toàn, thực hiện lại từ đầu với các cây giống mới từ các nhánh được cắt từ những cây dâu tây ấn tượng hơn.

Trồng dâu tây thủy canh ở đâu phù hợp nhất?

Bạn phân vân không biết trồng dâu tây thủy canh ở đâu, hãy đọc kỹ những điều chúng tôi chỉa sẻ dưới đây để biết được những thông tin cần thiết cũng như những lưu ý khi trồng, chăm sóc dâu tây nhé!

  • Mỗi loại cây sử dụng để trồng theo phương pháp thủy canh không cần quá nhiều nước, quang hợp vừa phải, thời gian sinh trưởng của cây không quá ngắn và cũng không quá dài.
  • Nếu bạn có ý định trồng bạn cần lập thời gian biểu cẩn thận, chu đáo để có thể cung cấp cho người dùng những dung dịch giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây đúng thời điểm và mang lại năng suất cao nhất.
  • Trong quá trình trồng cây thủy canh thì phân bón thủy canh là chất không thể thiếu.
  • Những dụng cụ dùng để tưới nước và kiểm tra dung dịch dinh dưỡng cho cây như bình tưới, các chất,…vv.
  • Để cây ở những nơi thoáng mát và tránh nước mưa dính vào cây để không bị loãng dung dịch dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sinh trưởng của cây.
  • Hàng ngày, kiểm tra, quan sát cân bằng sinh trưởng và bổ sung những chất cho phù hợp, cân đối để cây vừa phát triển vừa giữ nguyên được chất dinh dưỡng và độ thơm ngon khi chế biến chúng thành món ăn.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng dâu tây thủy canh cũng như những kỹ thuật khi tiến hành trồng loại cây tuyệt vời này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một khóm hay một vườn dâu tây với những trái chín mọng thơm ngon bằng phương pháp thủy canh này nhé. Chúc các bạn thành công!