Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn cho bạn cách phòng tránh và điều trị bệnh lan hồ điệp bị thối lá đúng chuẩn kỹ thuật nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân lan hồ điệp bị thối lá
Đối với những người mới chơi hoặc dân chuyên chơi lan, đã có nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực này đều có thể gặp phải tình trạng lan hồ điệp bị thối lá, nhũn lá. Mặc dù căn bệnh này đơn giản nhưng nếu bạn không chữa trị sớm và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chậu lan hồ điệp.
Vậy bạn đã lan hồ điệp bị thối lá gây ra bởi tác nhân nào chưa? Cùng Fao tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này để chữa trị bệnh đúng cách nhé.
Nhiều người đưa ra quan điểm rằng thừa nước là nguyên nhân làm cho lan bị thối lá vì bệnh có một tác nhân gây hại có tên là Erwinia Carotovora xâm nhập vào những vết thương trên cây. Khi ở nhiệt độ cao, vi khuẩn này lây lan sang những bộ phận khác rất nhanh chóng.
Nhưng trong trường hợp này lý giải khó có thể xảy ra hơn, vì trong giai đoạn vận chuyển lan hồ điệp có thể bạn sẽ làm lan bị xây xát và dập nát, tới khi trồng thì các vết thương vẫn chưa lành thì đâu chính là điều kiện phù hợp để mầm bệnh sinh trưởng.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ thấy được những biểu hiện lan bị thối lá như lá, bắt đầu hình thành một số châm nhỏ giống như bị bỏng. Trong môi trường ẩm ướt thì các vết chấm nhỏ này sẽ dần là chuyển sang màu vàng và bệnh nặng hơn là khi ngọn cây bị thối và nhũn.
Bộ phận rễ cây dần dần chuyển sang màu vàng nâu, trường hợp nặng sẽ dẫn tới thối đen. Các vị trí lá bị nhiễm bệnh sẽ luôn có mùi hôi khó chịu và có dịch màu nhớt nhớt.
Cách chữa bệnh lan hồ điệp bị thối lá đơn giản và hiệu quả
Để có thể chữa trị triệt để bệnh lan hồ điệp bị thối lá đơn giản, thì ngay sau khi bạn phát hiện trên cây hình thành những mầm bệnh thì việc đầu tiền bạn cần làm là ngừng hẳn việc tưới nước cho cây và nhanh chóng tách cây ra khỏi giá thể.
Nếu bạn đang trồng lan hồ điệp trong chậu dớn thì hãy tháo bỏ toàn bộ dớn, lấy kéo cắt tất cả bộ phận rễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, đối với những loài lan khác bạn cũng tiến hành cắt toàn bộ phần rễ và lá bị bệnh đi. Tiếp theo sử dụng keo liền sẹo, sơn móng tay hay vôi ăn trầu bôi vào vị trí vết bệnh. Treo ngược giỏi lan vào những vị trí thoáng gió, tránh ánh nắng, tránh nước trong khoảng 1 ngày để vết cắt nhanh chóng được lành lại.
Cách phòng tránh lan hồ điệp bị thối lá
1. Hạn chế tưới cây lan vào thời điểm giữa trưa
Vào thời điểm giữa trua thì cây đang có nhiệt độ cao, nếu bạn tưới thêm nước cho cây thì chỉ 1 thời gian sau cây sẽ được đốt nóng dưới ánh mặt trời giống như việc bạn đang luộc lan vậy. Cây lan hồ điệp bị tổn thương chính là điều kiện lý tưởng khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào.
2. Tưới nước với liều lượng vừa đủ
Đừng quá chăm lan quá tới mức quá thường xuyên tưới nước cho cây nhé. Lan hồ điệp là loài cây ưa ẩm nhưng không phải tưới quá nhiều là tốt. Hạn chế tưới vào thời điểm đêm muộn để tránh cây trường hợp cây bị úng nước dẫn tới lan hồ điệp bị thối lá.
3. Giá thể trồng lan hồ điệp phải phù hợp
Để phòng tránh tình trạng lan hồ điệp bị thối lá thì giá thể trồng lan phải thoáng mát, để rễ cây được thông thoáng, thoát nước và trao đổi khí tốt.
Đối với giống lan đơn thân thì giá thể phù hợp nhất là lũa và gỗ. Bên cạnh đó, nếu trồng lan hồ điệp trong chậu cần phải thường xuyên để ý tới giá thể không được giữ nước quá và cần được thông thoáng.
4. Cách xử lý cây lan hồ điệp bị thối lá
Trước tiên bạn lấy 1 cây kéo, sử dụng oxi già để khử trùng chúng. Sau đó cắt phần lá bị thối nhũn ra.
Tiếp theo, sử dụng oxi già bôi lên vị trí lá bị cắt để sát trùng cho lan hồ điệp. Sau đó bạn dùng bột vôi, rắc đều lên trên bề mặt lá. Việc làm này có tác dụng là để sát trùng, chống lại những loài vi khuẩn gây thối nhũn. Nếu không có vôi, bạn có thể sử dụng keo liên sẹo hay thuốc sơn móng tay cũng được nhé.
Sau khi hoàn thiện những bước trên, bạn hãy cách ly chậu lan hồ điệp này ra một vị trí riêng so với những chậu lan khác. Trong khoảng thời gian 1 tuần sau, bạn không được tưới nước cho lan hồ điệp.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách phòng tránh, chữa trị bệnh lan hồ điệp bị thối lá rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn luôn chăm sóc chậu lan của mình thật khỏe mạnh, phát triển tốt và thu được chất lượng tốt nhé. Chúc bạn thành công!