Công việc trồng măng tây hiện nay được rất nhiều người quan tâm, bởi măng tây có giá bán trên thị trường khá đắt đỏ, lại được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy rất nhiều người tìm hiểu tới mô hình trồng măng tây để có thể trồng măng tây đạt năng suất cao nhất.

Với mô hình trồng măng tây, tuy rằng số vốn bỏ ra là không hề nhỏ nhưng lợi nhuận thu được thì vô cùng lớn, nhiều người đã chấp nhận hy sinh nhiều thứ để thực hiện trồng măng tây xanh làm giàu. Vậy mô hình trồng măng tây như thế nào thì đúng kỹ thuật. Cách thực hiện nó ra sao?

Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn mọi thứ liên quan tới mô hình trồng măng tây, cách trồng cũng như những kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao nhé!

Đặc điểm của cây măng tây

Trước hết thì chúng ta cần phải nắm rõ được một vài đặc điểm chính của măng tây thì mới có thể dễ dàng thực hiện trồng măng tây cũng như mô hình trồng măng tây được.

Cây măng tây là giống cây trồng lâu năm có tuổi thọ trung bình từ 25 đến 30 năm, dạng bụi, lá kim, thân thảo, rễ chùm trải rộng 50 tới 100 cm và có thể cắm sâu từ 50 đến 100 cm. Cây măng tây có hoa đơn tính, màu lục nhạt hoặc vàng.

Mô hình trồng măng tây

Quả măng tây khi chín có màu đỏ, chứa 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 5 đến 6 hạt màu đen, vỏ hạt măng tây rất cứng. Một lon hạt giống măng tây có trọng lượng 1 pound tương đương với 453,6 gr (nặng gần 0,5 kg) ước tính có khoảng 20.000 đến 25.000 hạt (khoảng 26.725 hạt/pound).

Tỉ lệ nảy mầm rất cao, lên tới >90% đạt khoảng 20.000 tới 24.000 cây con, đủ để gieo trồng măng tây ra đất được 1 hecta cây Măng tây (khoảng cách giữa hàng với hàng 120 cm x cây với cây cách nhau khoảng 45 cm, trồng măng tây theo hàng đơn với mật độ 18.500 cây/hecta, trồng măng tây theo hàng đôi mật độ 27.000 cây/hecta).

Nhờ được những nhà khoa học sản xuất tuyển chọn một cách rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống măng tây, bình thường thường trên đất sản xuất bao giờ cũng có khoảng 80 đến 90 % số cây măng tây mang hoa đực và chỉ 10 tới 20 % số cây măng tây mang hoa cái.

Nhưng cây măng tây mang hoa đực sức khoẻ mạnh mẽ hơ, cho sản lượng măng tây khi thu hoạch cao hơn măng tây mang hoa cái khoảng 20 đến 25 %. Người trồng măng tây có thể tận dụng những trái chín đỏ của cây măng tây mang hoa cái từ dòng F2 lấy hạt để tạo giống lai tạp sau đời F2 rồi thực hiện trồng cây cắt lá măng tây làm kiểng bán cùng hoa cắt cành (người trồng măng tây cũng có thể tiến hành thu hoạch được măng tây nhưng năng suất và chất lượng những dòng cây măng tây sau đời F2 sẽ nhỏ hơn đời F1 khoảng 30%).

Sản phẩm của cây măng tây cho ra là những chồi măng non, mang tên thương mại là măng tây xanh. Măng tây xanh là vị trí tập trung những chất dinh dưỡng của cây măng tây. Trước khi nhú  lên khỏi mặt đất, những chồi non của măng tây xanh khởi đầu có thân mang màu trắng (được gọi là măng tây trắng).

Tới thời điểm mọc cao khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng chiếu xạ nên chúng chuyển sang màu xanh (được gọi là măng tây xanh) và phát triển ra nhiều cành lá, khi trở thành cây vào giai đoạn trưởng thành có chiều cao lên tới 1,5 đến 2 mét.

Tuy rằng thực hiện mô hình trồng măng tây một lần, nhưng có thể tiến hành thu hoạch từ 6 tới 8 năm, hay thậm chí 10 đến 15 năm (tuổi thọ của cây có thể kéo dài tới 25 đến 30 năm, tuy bộ rễ của măng tây bị khô héo trong đất khi mùa nắng nếu không bị hư hỏng thì vẫn có khả năng tự phục hồi lại khi tới mùa mưa).

Vì vậy người ta mới trồng măng tây xanh làm giàu. Sản lượng khi trồng măng tây mang lại sẽ tăng dần từ 10 tới 15 hay 20 tấn/ha/năm từ năm thứ 2 cho tới năm thứ 4 lên 25 đến 30 hay 35 tấn/ha/năm từ năm thứ 5 cho tới năm thứ 10.

Từ năm thứ 11 tới năm thứ 15 trở đi, tuỳ thuộc vào từng loại đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng tây đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng măng tây mới.

Mô hình trồng măng tây hiệu quả

Mô hình trồng măng tây cũng tương đối phức tạp, tuy nhiên với những mẹo nhỏ, kỹ thuật thông minh mà Fao hướng dẫn dưới đây thì bạn rất dễ dàng để thực hiện nó đó.

Với ý chí, nghị lực tự lực, tự tìm tòi, nhờ vào bản chất cần cù chịu khó lao động, vượt khó để vươn lên, biết áp dụng thành công những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác, tính tế trong việc tìm hiểu thị trường tiêu thụ của măng tây, gia đình anh Nguyễn Văn Tưởng đã có thu được lợi nhuận kinh tế rất cao, vươn lên trồng măng tây xanh làm giàu.

Anh Nguyễn Văn Tưởng là người đầu tiên mang cây măng tây về trồng thử nghiệm. Vào năm 2017, anh bỏ ra 40 triệu đồng để mua 3.000 hạt giống măng tây và toàn bộ hệ thống tưới phun.

Trước khi bắt tay vào tiến hành trồng măng tây anh đã rất thông mình vì đã tìm hiểu những tài liệu, học hỏi những kỹ thuật trồng măng tây xanh trên những phương tiện thông tin và đến tận nơi thăm quan những nơi đã trồng măng tây xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt.

Trồng măng tây làm giàu

Sau 1 năm, anh đã nắm vững được kỹ thuật trồng măng tây xanh, anh đã nắm rõ đặc tính của măng tây, cho tới thời điểm hiện tại, gia đình anh đã thực hiện mô hình trồng măng tây thành công và thu hoạch những ngọn măng to, mập đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao.

Mỗi ngày gia đình anh chị đều có sản phẩm đẻ cung cấp, xuất bán trên thị trường. Với diện tích gần 2 sào, trung bình một ngày cho thu hoạch khoảng từ 8 đến 10kg măng tây xanh.  Mỗi tháng gia đình anh có thể thu nhập từ 12 tới 18 triệu đồng.

Chị Vũ Thị Thanh Thủy, là khánh hàng thường xuyên mua măng tây xanh tại phường Tân Dân, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy loại măng tây xanh này. Lướt ngang qua mô hình của anh

Tưởng tôi rất thích thú, tò mò và muốn mua về để thưởng thức và biếu cho họ hàng, tôi sẽ chia sẻ  loại măng tây này tới nhiều bạn bè và người thân của tôi”.

Sau khi thực hiện thu hoạch mầm măng tây xanh về, gia đình anh Tưởng tiếp tục thực hiện công đoạn phân loại ra nhiều loại với giá bán nằm trong khoảng 70.000 đến 80.000 đồng/kg tùy từng loại măng tây.

Thực phẩm được đóng gói sạch sẽ, mỗi gói mang trọng lượng 1 kg đưa ra thị trường trong và ngoài huyện. Ưu điểm lớn nhất mà cây măng tây xanh mang lại là chỉ cần một lần thực hiện trồng măng tây thôi mà có thể cho thu hoạch lên tới 10 đến 15 năm.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng măng tây xanh, cách trồng, chăm bón măng tây xanh, theo anh Tưởng, người trồng măng tây phải nắm rõ được cách chăm sóc măng tây cho đúng kỹ thuật thì cây mới phát sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

Cần phải tạo luống có chiều cao từ 20 tới 30 cm để tránh trường hợp cây bị ngập úng. Mỗi tháng đều đặn bón phân hữa cơ cho cây măng tây theo định kì 2 lần/tháng và hằng ngày tưới nước để tạo độ ẩm cho cây sinh trưởng. Nhờ vậy mà cây măng tây của anh ngày càng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

Ông Nguyễn Tiến Hải – nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy chia sẻ: “Mô hình trồng măng tây này rất mới lạ và hiệu quả cao trên khu vực xã Đoan Hạ nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung.

Để mở rộng mô hình trồng măng tây, trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ tuyên truyền tới những hộ hội viên góp đất và gia đình ông Tưởng sẽ chia sẻ đầu tư về khoa học kỹ thuật, cây giống măng tây để mở rộng mô hình, làm sao để tạo nên một thương hiệu măng tây xanh trên khu vữ xã Đoan Hạ”.

Trồng măng tây xanh so với ngô, lúa, khoai… cho thu nhập cao hơn rất nhiều lần. Tuy vậy, việc bỏ vốn ra để đầu tư ban đầu là không hề nhỏ, đặc biệt, người thực hiện mô hình trồng măng tây phải nắm chắc kỹ thuật trồng, bởi măng tây đòi hỏi sự chăm sóc khá cao mới cho năng suất tốt.

Giá trị lợi nhuận thu được trên một diện tích canh tác là không hề nhỏ, sản phẩm được đưa ra thị trường được người tiêu dùng yêu thích và số lượng bán đi là rất lớn.

Cùng với việc đầu tư mở rộng diện tích thì thực hiện mô hình trồng măng tây xanh theo hướng sạch, an toàn là mục tiêu của những hộ gia đình trên khu vực huyện đang hướng tới.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về mô hình trồng măng tây cũng như những kỹ thuật, cách trồng măng tây rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây măng tây theo  một mô hình hiệu quả, cho năng suất cao và lợi nhuận thu được lớn nhé. Chúc các bạn thành công!