Cách trồng gấc trong chậu có lẽ khiến nhiều người ngạc nhiên bởi thông thường gấc được trồng theo giàn.
Gấc mang tới cho sức khỏe con người rất nhiều giá trị dinh dưỡng và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: chế biến, màu thực phẩm, rượu,… Ngoài ra khi trồng gấc trong chậu còn giúp tô điểm vẻ đẹo không gian nhà bạn.
Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng gấc trong chậu cũng như là cách chăm sóc đảm bảo thu hoạch được những trái gấc chất lượng nhất nhé.
Mục Lục
Đặc điểm cơ bản của cây gấc
Trước khi bước vào cách trồng gấc trong chậu thì bạn cần nắm được những đặc điểm cơ bản của chúng. Như vậy thì việc trồng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều đó.
Tên khoa học của gấc là Momordica cochinesis, là giống cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp, và kỹ thuật trồng gấc trong chậu rất đơn giản.
Cây phát triển rất khỏe, để cây lớn tự nhiên chiều dài có thể lên tới 15m. Thân dây gấc có tiết diện góc, lá nhẵn thùy hình dạng chân vịt phân ra từ 3 cho tới 5 thùy.
Đây là giống cây đơn tính khác gốc, hoa có màu vàng nhạt, quả hình elip. Khi chín thì quả sẽ chuyể từ màu xanh sang màu đỏ.
Hạt Gấc màu nâu thẫm hình tròn dẹt, có khía giống răng cưa bánh xe. Cây bắt đầu ra hoa từ thời điểm mùa hè cho tới giai đoạn mùa thu, mùa đông thì quả chín. Mỗi năm, cây Gấc chỉ cho thu hoạch một lần.
Ngày nay, gấc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: dược phẩm, chiết xuất dầu gấc, tạo hương liệu,…
Cây gấc bắt đầu trở nên có vị thế đặc biệt và là giống cây xoá nghèo. Một kg gấc có giá bán cho những người thu mua từ 2 đến 2,5 ngàn đồng.
Một gốc gấc sẽ cho thu hoạch số lượng quả từ 15 đến 20 quả trong điều kiện trồng vo, nếu trồng và thường xuyên chăm sóc, một gốc cây gấc thôi có thể cho thu về hàng tạ quả.
Sau khi thu hoạch quả xong, người trồng cắt dây và để lại gốc, tới vụ tiếp theo chỉ việc gấc lại bắn mầm, lên cây mới, cây vụ sau sẽ khoẻ mạnh hơn và cho năng suất cao hơn so với những cây vụ trước.
Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng gấc trong chậu
Để thực hiện cách trồng gấc trong chậu được nhanh chóng và thuận tiện hơn thì trước đó bạn nên chuẩn bị những dụng cụ trồng, đất,… nhé.
1. Dụng cụ trồng
Bạn có thể sử dụng ngay những vật dụng có sẵn trong nhà mình như: khay, bao xi măng, thùng xốp hay mảnh đất trống trong vườn nhà bạn để trồng cây gấc.
Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay Fao hướng dẫn về cách trồng gấc trong chậu nên bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc chậu có kích thước vừa phải nhé.
Lưu ý: Dưới đáy chậu cần phải đục lỗ để cây có thể thoát nước.
2. Đất trồng
Cây gấc có thể sinh sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ sinh trưởng tốt và cho nhiều quả nhất nếu được trồng trên nền đất tới xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
Bạn có thể mua đất đã được trộn sẵn tại những cửa hàng uy tín chuyên bán tư vật liệu nông nghiệp. Nếu không, bạn có thể tự thực hiện trộn đất cùng với phân bò hoai mục, xơ dừa, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, than bùn, mùn hữu cơ…
Nên tiến hành bón lót với vôi sau đó mới phơi ải trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày trước khi trồng gấc trong chậu để xử lý những mầm bệnh có trong đất.
Cách trồng gấc trong chậu
Cách trồng gấc trong chậu thường được nhân giống theo 2 phương pháp chính là hom và hạt.
1. Trồng gấc trong chậu bằng hạt
Khi quả gấc chín, bạn hãy lấy toàn bộ hạt gấc và rửa sạch sau đó phơi khô trong khoảng thời gian vài ngày. Tiếp theo, bạn cần bóc toàn bộ lớp vỏ đen bên ngoài và để lại nhân trắng, ngâm chúng vào trong nước ấm chừng 2 đến 3 tiếng rồi tiến hành đem gieo vào trong đất ẩm.
Đặt khay gieo tại những vị trí thoáng mát và tưới nước để giữ ẩm cho khay gieo. Chỉ khoảng thời gian 1 tuần là hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.
Chỉ sau 2 tuần là cây gấc sẽ phát triển tới chiều cao từ 50 đến 60cm và đã bắt đầu hình thành ra tua cuốn. Ở giai đoạn này, bạn đem trồng gấc trong chậu và cần tiến hành cắm cọc làm giá để chúng có thể leo lên.
2. Trồng gấc trong chậu bằng hom
Bạn lựa chọn dây gấc bánh tẻ (là những dây gấc không quá già và cùng không quá non) cắt thành từng đoạn có chiều dài từ 30 đến 40cm, mỗi hom phải có từ 2 cho tới 3 đốt trở lên.
Chọn lựa những dây gấc bánh tẻ và cắt chúng thành từng đoạn có chiều dài từ 30 đến 40cm, mỗi hom phải có từ 2 tới 3 đốt trở lên.
Cắt các dây gấc già sau đó bôi vôi vào hai đầu, đem giâm chúng trong bầu đất chứa đất bột trộn cùng với một lượng nhỏ phân chuồng ủ mục và trấu để tăng cường độ xốp cho đất.
Chú ý đầu gốc cần được cắm sâu xuống đất 1 đoạn là 10cm, đặt theo phương nằm nghiêng và dùng tay nén xung quanh gốc cho tới khi chặt, đầu ngọn gấc hướng lên phía trên trên.
Chăm sóc cây gấc trồng trong chậu
Giai đoạn chăm sóc cho cây trồng sau khi hoàn thiện quá trình cách trồng gấc trong chậu là rất cần thiết. Khi được chăm sóc đầy đủ, cây sẽ luôn trong trạng thái khỏe mạnh, phát triển tốt và đặc biệt là chất lượng quả thu được cao hơn rất nhiều.
Bạn cần phải cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây, đặc biệt là ở thời điểm cây ra hoa và hình thành trái. Tuy nhiên, cần phải chú ý tới việc thoát nước nếu gây bị ngập úng thì sẽ chết rất nhanh.
Sau khi thực hiện cách trồng gấc trong chậu được khoảng 20 ngày, thì bạn cần bắt tay vào việc bón lót đợt 1 bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê hay phân NPK đuộc pha loãng.
Bón cho cây gấc theo tần suất là cứ khoảng 1 tháng bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân cần phải kết hợp với việc làm cỏ và vun xới xung quanh gốc cây.
Khi trồng gấc trong chậu phát triển tới độ dài chừng 30 đến 40 cm, thì bạn bắt ngọn leo theo cọc lúc ban đâu cắm.
Chú ý: Dây gấc nếu leo càng cao thì cây càng cho ít quả vì vậy nên điều chỉnh cho dây cho gấc leo ngang thì sẽ cho ra nhiều quả hơn.
Thường xuyên tiến hành cắt tỉa lá cây để giàn được thông thoáng, giúp cho quả đón được lượng ánh nắng lớn nhất.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho gấc
Trong quá trình thực hiện cách trồng gấc trong chậu thì đôi khi có thể mắc khó khăn bởi sâu bệnh gây hại. Vì vậy, hãy theo dõi chậu trồng thường xuyên để có những biện pháp xử lý kịp thời khi cây gấc bị nhiễm bệnh nhé.
Những loại sâu hại gấc: Hiện nay có một vài loại sâu bệnh xâm nhập và phá hoại cây gấc như bọ cánh cứng cánh màu vàng, bọ dừa, sâu xanh, những loại sâu này ăn phá hoại bộ phận lá gấc.
Cách ngăn chặn: Sử dụng những loại thuốc xịt như Vibaau 50ND pha theo liều lượng là 25 cc/bình 8 lít và xịt đều trên khắp bề mặt lá.
Bệnh hại: Bệnh đốm lá (có tên khoa học là Downy Mildew) được gây ra bởi nấm Pseudo – ronopora cubensis Rostow gây bệnh, lá gấc khi bị nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng mặt trên của lá xuất hiện nhiều chấm vàng, mặt dưới là những chất xám rồi dần dần lá sẽ chết héo.
Dây gấc khi bị nhiễm bệnh sẽ sinh trưởng kém, không cho trái hay có thể cho ít trái, trái nhỏ, chất lượng thu được rất kém. Người trồng gấc trong chậu cần phải ngăn chặn chúng bằng cách xịt dung dịch Benlate C trực tiếp lên cây.
Bệnh hoa lá: Khi cây đã bị nhiễm bệnh hoa lá thì lá gấc sẽ bị đốm vàng, xoắn lại và khiến cho lá bị còi cọc, ra trái rất ít. Người dân có thể chữa trị chúng bằng cách phun thuốc rầy mềm truyền bệnh và trị bọ dừa.
Bệnh tuyến trùng (Nematode): Bệnh được gây ra bởi tuyến trùng Meloidogyne spp, tuyến trùng này khiến cho bộ phận rễ, dây gấc bị tuyến trùng phá hoại trở nên còi cọc, kém sinh trưởng, cho trái nhỏ.
Thu hoạch và bảo quản gấc
Việc thu hoạch trong quá trình cách trồng gấc trong chậu cũng đơn giản, tuy nhiên hãy dựa vào đặc điểm phát triển và thời gian kể từ khi trồng gấc mà thu hoạch cho đúng thời điểm nhé.
Tránh thu hoạch quá sớm hay quá muộn, bởi lúc đó chất dinh dưỡng có trong quả đã bị giảm đi rất nhiều.
Gấc là giống quả chín không đồng đều, thời gian thu hoạch chúng dài ngày. Chính vì vậy, khi vỏ gấc từ màu sang mà chuyển sang màu đỏ thì bạn có thể bắt tay vào thu hoạch.
Sau khi thu hoạch, hãy để chúng tại những vị trí thoáng mát, lót chúng bởi xốp mềm để được khô thoáng nhé.
Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng gấc trong chậu thành công, sở hữu những chậu gấc sai trĩu quả và tô điểm thêm cho vẻ đẹp không gian sống của bạn nhé. Chúc các bạn thành công!