Nếu có dịp ghé qua Từ Liêm – Hà Nội thì bạn đừng bỏ qua hương vị đặc sản nơi đây, đó chính là bưởi diễn. mùi hương thơm dễ chịu cùng với hương vị thơm ngon thanh mát khiến ai nếm thử một lần đều không thể quên được mùi vị. Cũng chính vì vậy mà cách trồng bưởi diễn là nội dung được nhiều người quan tâm và muốn trồng chúng.

Bưởi Diễn là giống có xuất xứ từ loại bưởi Đoan Hùng-Phú Thọ đã được người dân mang về và trồng tại xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Do thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất này mà loại cây này ra rất nhiều trái và có vị ngon đặc trưng hơn hẳn bất cứ nơi đâu.

Từ thời xa xưa bưởi diễn là một trong những cống phẩm thượng hạng để dân lên vua. Cho đến nay mỗi dịp Tết đến xuân về hầu như trên bàn thờ nhà ai cũng sắm một quả bưởi diễn để thờ cúng tổ tiên.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng và chăm sóc cây bưởi diễn để đạt được năng suất cũng như năng suất cao nhất nhé.

Đặc điểm của giống bưởi diễn

Để thành công trong việc kỹ thuật trồng cây bưởi diễn thì bạn cần phải tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của giống cây này, hiểu được chúng thì bạn chăm sóc, trồng sẽ đơn giản hơn rất nhiều phải không nào. Cùng tìm hiểu với Fao nhé.

Không chỉ khiến người nhìn bị thu hút bởi lớp vỏ mỏng vàng ươm. Những tép bưởi bên trong mọng nước và khi nếm có vị ngọt thanh mát tan trong miệng rất đặc trưng.

Cách trồng bưởi diễn

Điểm đặc biệt không thể không kể đến về giống bưởi diễn là hương thơm của chúng tỏa ra khiến ai gửi đều bị mê hoặc và thoải mái vô cùng. Chỉ cần trong nhà bạn có 2 quả bưởi diễn nằm ở góc nhà thôi là cả ngôi nhà sẽ tràn ngập hương bưởi.

Bưởi diễn chính gốc thường có kích cỡ trái vừa không quá to. Qủa tròn khi cầm chắc tay và đặc biệt da bưởi trơn không sần như những giống bưởi khác.

Trung bình một quả bưởi diễn tới thời kì chín có trọng lượng từ 0,8 đến 1kg. Múi bưởi Diễn dễ dàng tách rời, mọng nước và chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

Về thu nhập kinh tế từ bưởi diễn thì đây là giống bưởi đạt năng suất kinh tế cao. Mỗi vụ, trung bình 1 cây cho thu hoạch từ 60 cho tới 70 quả. Chất lượng quả cao và ổn định không giống với những giống bưởi khác.

Cách trồng bưởi diễn hiệu quả nhất

Cách trồng bưởi diễn Fao chia nhỏ thành 6 bước nhỏ, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần nắm được những kỹ thuật trồng, cách trồng theo sự hướng dẫn của Fao để đạt được chất lượng cao khi thu hoạch.

Trồng bưởi diễn

Chọn lựa cây bưởi diễn giống: để thu hoạch được những cây giống khỏe mạnh cho năng suất cao thì bước chọn lựa cây giống là rất quan trọng và cần thiết. Cần chọn lựa cây con giống tại những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng giống là cao nhất trước khi tiến hành trồng bưởi diễn.

Tiêu chuẩn để xác định cây giống tốt cần là những cây con to khỏe có chiều cao từ 30cm trở lên. Bộ rễ sinh trưởng khở mạnh và không có mầm bệnh.

1, Đất trồng bưởi diễn

Loại đất phù hợp để thực hiện kỹ thuật trồng bưởi diễn là đất cát pha chứa nhiều dinh dưỡng và tơi xốp. Độ pH phù hợp nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6,5. Đất trồng cần cao ráo sạch sẽ và nên ở những vị trí không quá nhiều gió vì sẽ khiến cho quả bị rụng.

2, Mật độ trồng bưởi diễn

Tùy thuộc vào từng điều kiện diện tích đất trồng  mà điều chỉnh mật độ trồng bưởi diễn  sao cho hợp lí. Mật độ trung bình là từ 3 cho tới 3,5m là phù hợp nhất giúp cây sinh trưởng.

3, Chuẩn bị hố thực hiện cách trồng bưởi diễn

Bạn cần chuẩn bị hố trồng bưởi diễn trước đó 1 tháng. Cần tiến hành đào hố và bón lót xuống đáy một lượng phân bón rồi lấp đất trên mặt cao hơn so với hố 1 khoảng 15cm. Sau giai đoạn này 1 tháng ta thực hiện trồng cây bưởi diễn giống.

Vét một hố nhỏ to bằng bầu đất rồi đặt bầu vào sau đó nén chặt phần gốc cây lại. Bạn có thể cắm thêm cọc để giữ cho cây không bị đổ hoặc nghiêng khiến cho cây có thẻ bị chết.

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi diễn

4, Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trồng cây con giống xong bạn thực hiện tưới nước ngay cho cây. Tưới vào sát gốc với tần suất ngày 1 lần cho toiws khi cây bén rễ vào đất mới, rồi giảm dần liều lượng, 3 ngày tưới nước 1 lần.

5, Cắt tia cành và tạo tán bưởi Diễn

Trong giai đoạn chăm sóc cây bưởi Diễn thì khâu cắt tỉa và tạo tán cho cây cũng là một việc rất cần thiết và khá quan trọng. Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây thường xuyên theo định kì sẽ giúp cây được thông thoáng hơn.

Bạn cắt bỏ toàn bộ những cành bị sâu bệnh, cành héo và chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh và thường xuyên vun xới cỏ dại xung quanh gốc cây để đất trồng bưởi diễn được thông thoáng hơn.

6, Bón phân cho cây :

Cây bưởi Diễn muốn sinh trưởng tốt và cho năng suất trái cao thì bạn cần bón phân theo định kì giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây sinh trưởng lá và trổ hoa tạo quả.

Nếu như trước khi bắt tay vào thực hiện cách trồng bưởi diễn bạn đã bón lót vào đất trồng cây thì tới quá trình ra hoa tạo quả và sau thu hoạch lứa đầu tiên bạn cần phải bón thêm cho cây một lượng phân chuồng hoai mục và NPK với tỷ lệ 10:3.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi Diễn

Nếu muốn cây luôn được khỏe mạnh và sinh trưởng tốt thì việc ngăn ngừa sâu bệnh hại là điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chăm sóc. Bằng việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra cây bưởi Diễn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hại ngay lúc chúng mới hình thành.

Nếu phát hiện sâu bệnh hại vừa hình thành trên cây các bạn có thể loại bỏ chúng bằng tay trực tiếp, cắt tỉa những cành bị nhiễm sâu bệnh tấn công hay nếu nhiều hơn thì bạn có thể sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vậtt sinh học, thuốc hoá học ít độc để phun trực tiếp vào cây.

Thu hoạch và bảo quản

Chắc chắn đây là công đoạn mà mọi người mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng bưởi diễn phải không nào, tuy nhiên bạn cần dựa vào điểm phát triển của bưởi, thời gian kể từ khi trồng bưởi diễn để tiến hành thu hoạch cho hợp lí.

Tránh trường hợp thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến cho chất lượng quả bị giảm sút, cũng vởi vậy là thu nhập kinh tế cũng bị hao giảm.

Với việc trồng bưởi diễn theo đúng kĩ thuật thì chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được những quả bưởi Diễn có chất lượng cao, mọng nước. Bạn nên bắt tay vào thu hoạch quả khi thời tiết râm mát, khô ráo.

Bảo quản quả ở những nơi râm mát để quả giữ được độ tươi ngon. Sau khi tiến hành thu hoạch xong bạn vệ sinh xung quanh gốc cây, cắt bỏ đi những cành già, héo và các cành bị nhiễm sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc như thời điểm ban đầu trồng bưởi diễn, rồi tiếp tục trồng lứa tiếp theo.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng bưởi diễn cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt rồi. Qua bài viết này, Faohy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây bưởi diễn xanh tốt, đạt năng suất cao và thu về nguồn kinh tế lớn từ chúng nhé. Chúc các bạn thành công!