Hiện nay việc trồng rau, trồng cây theo phương pháp thủy canh đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo đó, trồng dưa lưới thủy canh là hình thức trồng khá phổ biến với nhiều người.

Nhưng phương pháp này không phải ai cũng hiểu rõ về nó? Bạn đã biết được cách trồng dưa lưới thủy canh như thế nào? Chăm sóc chúng ra sao? Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu kĩ về những vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng dưa lưới thủy canh là trồng cây trên hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Nước sẽ tự động dẫn qua hệ thống ống từ máy tưới tới gốc cây, để rễ cây hấp thụ dinh dưỡng giúp nuôi cây phát triển.

Để có thể tự tay trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao, thì bạn cần thực hiện cẩn thận các bước từ chuẩn bị những dụng cụ thủy canh, ươm hạt, gieo trồng cho tới chăm sóc. Cụ thể các bước được thực hiện như sau:

Những dụng cụ cần chuẩn bị khi trồng dưa lưới thủy canh

Một số dụng cụ cần có để thực hiện cách trồng dưa lưới thủy canh:

1, Giá thể – rọ nhựa thủy canh

Để đảm bảo cây có thể phát triển tốt, bạn phải lựa chọn những loại giá thể có tác dụng giữ ẩm và thoát nước tốt như: xơ dừa hoặc tro trấu. Rọ trồng dưa lưới cần chọn loại có kích thước phù hợp, đủ diện tích để rễ cây phát triển.

Rọ nhựa trồng dưa lưới thủy canh

2, Dung dịch thủy canh

Chọn những loại dung dịch thủy canh chuyên dụng cho cây trồng, phù hợp với đặc tính sinh trưởng phát triển của dưa lưới. Dung dịch thủy canh giúp cung cấp những chất dinh dưỡng chất đa vi lượng và những axit amin cần thiết cho cây trồng.

3, Bút đo pH

Đây là một dụng cụ không thể thiếu trong việc trồng dưa lưới thủy canh bởi mỗi một loại cây trồng thì có yêu cầu về độ PH riêng, quyết định sự phát triển của cây. Độ pH phù hợp cho dưa lưới là 6,2 tới 6,5. Dụng cụ E.C có tác dụng để đo dinh dưỡng cho cây.

Bút đo pH

4, Nguồn nước – Nguồn điện

Nguồn nước được sử dụng để trồng dưa lưới thủy canh phải là nguồn nước sạch. Nguồn điện cần phải ổn định để không ảnh hưởng tới hoạt động của máy bơm.

Gieo hạt dưa lưới

Kỹ thuật trồng dưa lưới nằm trong công đoạn gieo hạt dưa, đây là bước rất quan trọng, bởi vậy bạn cần lưu ý và gieo hạt một cách tỷ mỉ nhé.

Bạn có thể dùng những giá thể để ươm gieo hạt. Cho giá thể đã được trộn ẩm vào trong rọ thủy canh và đặt những hạt giống vừa nhú mầm lên trên bề mặt.

Có thể rải thêm một lớp giá thể và tiến hành phun ẩm lên trên bề mặt, để hạt ở những nơi râm, thoáng mát. Sau khoảng 1 tới 2 ngày thì hạt sẽ tự động nảy mầm ( Ở thời điểm này, bạn không nên tưới quá nhiều nước vì có thể làm cho hạt bí úng, không thể ra mầm).

Gieo hạt dưa lưới thủy canh

Chờ tới khi hạt phát triển thành cây đã có hai lá mầm thì bạn hãy đưa rọ ra những nơi có ánh nắng để cây sinh trưởng tốt hơn. Giúp giản hơn trong bước này, bạn cũng có thể dùng viên nén ươm hạt ( gồm mụn dừa, các chất dinh dưỡng và những vi sinh có sẵn).

Đổ trực tiếp nước vào viên nén thì viên nén sẽ tự động nở to ra, chúng sẽ cung cấp các chất dưỡng chất để hạt nảy mầm. Một vài ngày sau khi thấy cây ra lá thật thì chuyển cây con sang hệ thống thủy canh.

Chăm sóc sau khi trồng dưa lưới thủy canh

Chăm sóc cây sau khi trồng dưa lưới thủy canh thực sự khá vất vả, bạn hãy kiên chì để chờ tới ngày thu được những trái dưa lưới ngọt, thơm diu, giòn tan nhé.

Tưới dung dịch thủy canh: Trong thời kì cây con bạn không cần tưới quá nhiều. Chờ tới khi cây ra 3 đến 4 lá thì mới tiến hành pha dung dịch, có thể tưới theo liều lượng từ 0.5 tới 0.8 lít/ngày cho cây.

1, Thiết kế giàn

Khi trồng dưa lưới thủy canh, bạn bắt buộc phải thực hiện công đoạn này. Có thể thiết kế giàn khi cây bắt đầu ra 4 đến 5 lá. Có thể đóng cọc để tạo giàn hay lấy dây buộc nhẹ vào giàn lưới. Buộc dây để dưa leo lên khi sinh trưởng, treo giữ nâng đỡ cây khi cây ra quả.

Trồng dưa lưới thủy canh

2, Cắt tỉa lá và bấm ngọn

Lúc cây bắt đầu ra 2 lá thật, cây sẽ tiếp tục mọc thêm nhiều nách lá, nhánh nhỏ vây quanh. Thời điểm này, bạn cần ngắt hết cho tới khi ra tới lá thứ 8 hoặc lá thứ 10 thì sẽ để nhánh đó lại.

Nách lá thứ nhất của nhánh đó sẽ cho ra hoa cái. Khi nhánh phát triển dài, nên bấm ngọn của nhánh, chỉ giữ lại 1 hoa cái và 1 lá gần bông cái.

3, Thụ phấn

Thường xuyên quan sát hoa, khi thấy hoa sắp nở vàng, bạn nên thực hiện việc thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6 tới 8h sáng, đây là thời gian lý tưởng nhất, có tỉ lệ đậu cho quả cao nhất có thể.

Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì bạn tiến hành ngắt bỏ bớt hoa: khoảng 3 ngày sau, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra thì đây là dấu hiệu quả đã đậu. Nếu bạn thấy quá nhiều hoa đậu quả thì hãy ngắt bỏ bớt. Tốt nhất chỉ nên để lại trên cây ra 2 tới 3 quả, để quả được tập trung các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng hơn, đảm bảo chất lượng của quả thu được.

4, Ngắt bớt ngọn

Khi cây lớn hơn, cây ra nhiều lá, khoảng chừng 22 tới 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn giúp cây tập trung dưỡng chất nuôi quả.

5, Treo quả

Khi quả đã to, trọng lượng lớn, bạn phải sử dụng dây treo cây lên, tránh gặp phải tình trạng quả nặng kéo gây gãy cây.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng dưa lưới thủy canh cũng như kỹ thuật trồng dưa lưới thủy canh rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây dưa lưới theo phương pháp hiệu quả và dễ dàng nhất nhé. Chúc các bạn thành công!