Sâu bệnh hại khoai tây luôn là vấn đề khiến người trồng đau đầu trong quá trình trồng khoai tây. Không những sâu bệnh làm cho năng suất thấp, chất lượng củ kém mà bạn còn mất nhiều thời gian chăm sóc, công sức để chữa trị bệnh cho chúng.
Vì vậy, bạn cần phải chủ động phòng trừ cũng như biết cách tiêu diệu những loại sâu bệnh này, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt.
Trong bài viết này, Fao sẽ chỉ ra những loại bệnh cũng như sâu bệnh thường gặp trên khoai tây. Cùng với đó là những biểu hiện, cách phòng trừ sâu bệnh hại nhé.
Mục Lục
Bệnh hại khoai tây
Những loại bệnh hại khoai tây dưới đây xuất hiện rất phổ biến trên khoai tây, vì vậy bạn đừng nên chủ quan mà bỏ qua chúng nhé. Phạm vi lây bệnh của chúng rất rộng, vì vậy cần chú ý quan sát và chăm bón cây thường xuyên.
1. Bệnh do virus
Có rất nhiều loại virus gây hại trên cây khoai tây nhưng hiện nay, trên đồng ruộng chủ yếu gặp bệnh virus xoăn lùn và khảm lá.
Bệnh virus xoăn lùn: Những cây bị nhiễm bệnh có lá xoăn lại, cây phát triển còi cọc và thấp lùn. Cây bị nhiễm bệnh nhẹ thì lá bị nhăn, phiến không phẳng, phiến lá có màu xanh đậm xen kẽ với xanh nhạt trông khác thường, cho củ nhỏ và rất ít củ.
Bệnh virus khảm lá: Đặc điểm nhận dạng là trên phiến lá của cây bị nhiễm bệnh có những vết đốm màu vàng nhạt đan xen với màu xanh tự nhiên của lá tạo nên những vết khảm lốm đốm. Lá cũng biến dạng theo, lá bị thu nhỏ lại, mép hơi cong, mặt lá không bằng phẳng.
Bệnh virus lây truyền bởi rệp chích hút từ những cây bị bệnh lây sang những cây khỏe hay có thể lây truyền qua vết thương cơ giới.
Biện pháp ngăn chặn: Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc hóa học nào có thể trừ được bệnh virus, vì vậy bạn cần tập chung vào phòng bệnh là chính.
- Sử dụng giống khoai tây không bị nhiễm bệnh.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, nếu thấy cây có dấu hiệu của bệnh thì phải nhanh chóng nhổ bỏ toàn bộ cây và củ cây bị bệnh để tiêu hủy.
- Phun trừ rệp bằng các loại thuốc trừ rầy như: Actara 25WG, Penalty 40WP,…
2. Bệnh mốc sương
Nguyên nhân gây nên bệnh hại khoai tây mốc sương là bởi nấm Phytophthora infestans. Nấm bệnh gây hại trên bộ phận lá, thân và củ.
Trên lá, thân vết bệnh ban đầu có hình dạng đốm nhỏ rồi dần chuyển sang màu nâu, vị trí xung quanh vết bệnh thường có mép viền màu vàng nhạt, bệnh hại tại mép lá. Trên củ khoai tây, vết bệnh hơi lõm xuống, có màu nâu.
Bệnh mốc sương hình thành và lây lan nhanh khi có những yếu tố: Ẩm độ không khí cao (là khi thời tiết có mưa, sương ướt, gió đông).
Thời điểm vụ xuân thường có mưa phùn, ít nắng nên càng tạo điều kiện cho bệnh gây hại nặng hơn. Những ruộng khoai tây được bón nhiều đạm thì thân lá của chúng sẽ tốt mềm, tưới té tại thời kỳ lá sinh trưởng tốt.
Biện pháp ngăn chặn và chữa trị bệnh mốc sương:
- Sử dụng củ giống không bị nhiễm bệnh.
- Bón phân với liều lượng vừa đủ, không bón nhiều đạm.
- Tưới nước: Cây khoai tây được ví là cây “Chân ẩm đầu khô” nên ưu tiên cho việc tưới rãnh, không nên tưới té.
- Tại thời điểm vụ đông, khi có gió đông hay khi để những vật dụng qua đêm mà sáng dậy thấy có đọng nước thì cần phải nhanh chóng phun thuốc phòng bệnh ngay.
Có thể phun phòng tránh bệnh bằng Booc đo 1%. Khi cây đã bị nhiễm bệnh thì phun trừ bằng Ridomil 72WP hay Kasuran 0,2%…
3. Bệnh lở cổ rễ
Bệnh lở cổ rể là căn bệnh phổ biến trong số bệnh thường gặp trên khoai tây. Hơn nữa, sức ảnh hưởng của chúng đối với cây khoai tây cũng không hề nhỏ. Vì vậy cần chủ động phòng tránh bệnh cho cây trồng nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh lở cổ rễ là bởi nấm Rhizoctonia solani.
Trên những cây bị nhiễm bệnh, tại vị trí phần thân sát mặt đất bị teo thắt, biến thành màu nâu, lá cong lên chuyển thành màu vàng hay màu tím hồng, đặc biệt là tại vị trí ngọn, bộ rễ bị thối mục.
Nếu bạn trồng khoai trên các ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh khô vằn thì bệnh càng lây lan nặng hơn.
Biện pháp ngăn chặn:
- Nhổ bỏ toàn bộ những cây bị nhiễm bệnh để tránh trường hợp lây lan diện rộng hơn.
- Có thể sử dụng một vài loại thuốc như: Validacin 5L, Moceren 25WP, Anvil 5SC,… để phun cho cây khi cây đã bị nhiễm bệnh, hay phun xử lý rơm rạ tại các ruộng lúa bị nhiễm bệnh khô vằn.
4. Bệnh ghẻ củ
Trên những củ bị sâu bệnh hại khoai tây tấn công có những vết lồi, nứt theo hình chân chim, hình sao.
Vị trí bên trong vết lồi có bột màu nâu. Trên rễ cây bị bệnh xuất hiện các u sần nhỏ, màu trắng, sau đó dần chuyển sang màu nâu.
Bệnh sinh trưởng mạnh là bởi củ giống bị nhiễm bệnh từ các vụ trước, hay trong môi trưởng có độ ẩm cao. Giống khoai tây Diamant (nguồn gốc tại Hà Lan) thường bị ghẻ cụ nặng hơn so với những giống khoai tây khác.
Biện pháp ngăn chặn bệnh hại khoai tây:
- Lựa chọn những giống khoai tây ít bị nhiễm bệnh, không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục, sử dụng củ giống sạch bệnh.
5. Bệnh thối khô củ
Quy luật phát sinh sâu bệnh hại khoai tây này là:
- Thời tiết nóng ẩm tạo môi trường cho nấm bệnh sinh trưởng mạnh.
- Bệnh có thể tiến sâu vào trong củ thông qua vết thương xây xát khi thu hoạch và gây thối khô củ trong thời gian bảo quản.
Bệnh hình thành trên bề mặt củ, ban đầu củ có mầu nâu hoặc xám, bề mặt hơi lõm xuống, sau đó lan dần ra thành những vòng đồng tâm.
Thịt củ bị thối tại vị trí bên trong trở nên xốp và có màu xám tro hoặc phớt hồng. Dần dần củ giống khoai tây trở nên khô và cứng, không có khả năng để mọc thành cây.
Biện pháp quản lý bệnh hại khoai tây:
- Sử dụng những củ giống sạch bệnh.
- Thường xuyên luân canh cây trồng.
- Khi thu hoạch cần thu và để riêng những cây bị héo rũ để dùng trước.
6. Bệnh thối ướt củ
Quy luật phát sinh bệnh hại khoai tây:
Vi khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ nhất trong khoảng nhiệt độ dao động từ 30 đến 350C, độ ẩm cao. Xâm nhập gây bệnh cho củ khoai thông qua các vết xây xát.
Bệnh thối ướt củ được hình thành có thể là bởi nhiễm những loài nấm bệnh và những loại vi khuẩn. Củ bị bệnh thối và ướt có mùi rất khó chịu, vỏ sẽ dần chuyển sang màu nâu tới nâu sẫm, củ mềm.
Vỏ củ sẽ biến thành cái bọc chứa đầy nước. Thịt củ bị thối nhũn kèm theo nước dịch chảy ra. Trên bề mặt củ, tại vị trí phần mô bệnh thi thoảng sẽ thấy bọt nước màu vàng. Nếu cắt các củ đã bị nhiễm bệnh sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu.
Biện pháp quản lý sâu bệnh hại khoai tây:
- Luân canh một cách triệt để.
- Xử lý đất bằng Sunfat đồng (với liều lượng từ 3 đến 4 kg/1000m2 ).
- Ngâm củ trong nước vôi có nồng độ 20% hay trong dung dịch Bordeaux 1% trong khoảng thời gian từ 5 đến 10’, phơi dưới trời nắng nhẹ, để ráo rồi mới đưa lên giàn để bảo quản.
Bảo quản trong thời tiết khí trời khô, thoáng mát. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để bỏ đi những củ bị thối.
7. Héo rũ trắng gốc
Quy luật phát sinh bênh héo rũ trắng gốc:
- Nấm nảy mầm tốt trong khoảng nhiệt độ từ 25 đến 300C.
- Bệnh phát sinh gây hại nặng trong môi trường có nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
Bệnh hình thành tại những giai đoạn phát triển của cây và gây hại trên thân, gốc sát mặt đất. Vết bệnh tại vị trí gốc có màu nâu nhạt và thường có tản nấm trắng xốp. Bệnh thường gây nên mục nát lớp vỏ xung quanh thân.
Biện pháp quản lý bệnh hại khoai tây:
- Lựa chọn những giống cây sạch bệnh.
- Củ giống cần được lấy từ ngoài ruộng và cần được bảo quản riêng biệt.
- Thu hoạch đúng thời điểm.
- Luân canh từ 3 đến 4 năm với những cây trồng khác họ.
- Không tưới nước quá nhiều, quá ẩm.
- Trồng cây tại các chân đất cao, dễ dàng cho việc thoát nước.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng luân phiên những hoạt chất Difenoconazole, Hexaconazole với hỗn hợp Azoxystrobin cùng với Difenoconazole…
Sâu hại khoai tây
1. Sâu đục thân châu âu
Khả năng gây hại của sâu hại khoai tây:
- Ổ trứng đẻ tại vị trí mặt dưới của lá. Trứng có màu trắng, dẹt và xếp giống như vảy cá.
- Ấu trùng đầu màu nâu sẫm và chiều dài từ 2 đến 3 cm, ấu trùng sống trên mô lá từ 5 đến 7 ngày.
- Dấu hiệu bên ngoài của vết sâu đục thân là có đùn phân giống mùn cưa.
Biện pháp quản lý sâu bệnh hại khoai tây:
- Tiêu huỷ toàn bộ tàn dư của những cây trồng vụ trước.
- Không trồng liên tục những loại cây cùng họ cà.
- Khi ruộng bị nhiễm sâu đục thân có thể sử dụng luân phiên những thuốc có hoạt chất chứa Diafenthiuron, Profenofos, Emamectin, Lamda-Cypermethrin, Lufenuron.
Ngoài ra còn có thể dùng những hỗn hợp Profenofos cùng với Cypermethrin, Chlorantraniliprole và Abamectin, Thiamethoxam và Lamda-Cypermethrin…
2. Rầy xanh
Khả năng gây hại: Ở thời điểm cây trưởng thành và ấu trùng của rầy xanh có dạng gần giống nhau. Chúng có màu sắc xanh sáng.
Rầy sửu dụng vòi của mình để chích hút mô cây khiến cho cây bị khô héo, cây phát triển kém. Rầy thường lẩn trốn trong mặt dưới của lá. Trứng được đẻ trong mô thực vật và với mắt thường thì rất khó có thể nhìn thấy.
Rầy sống theo bầy và có thể tồn tại trên nhiều ký chủ khác như cỏ linh lăng, nhóm bầu bí dưa, cây họ đậu, khoai lang… Cũng có nhiều tài liệu chia rẻ rằng rầy xanh còn là đối tượng trung gian lây truyền bệnh khảm (virus) cho cây.
Biện pháp quản lý sâu bệnh hại khoai tây:
- Tiêu huỷ triệt để các tàn dư cây trồng.
- Tưới đủ ẩm độ cho ruộng trồng.
- Không trồng liên tục những loại cây mẫn cảm với bọ phấn
- Khi ruộng bị nhiễm bọ phấn có thể sử dụng luân phiên những loại thuốc có hoạt chất chứa Thiamethoxam, Profenofos, Pymetrozin, hỗn hợp Profenofos + Cypermethrin…
3. Sùng trắng
Khả năng gây hại: Ấu trùng màu trắng có dạng hình chữ C, 6 chân, đầu màu nâu lớn, hàm khỏe, chắc chắn.
Ấu trùng đẫy sức dài lớn hơn 1 inch. Sùng trắng có tuổi thọ lên tới 1 năm. Con đã trưởng thành hoạt động mạnh nhất vào thời điểm mùa mưa, đất đủ có đủ độ ẩm.
Chúng trực tiếp ăn trên củ tạo nên những vết trê củ khiến cho giảm giá trị thương phẩm.
Biện pháp quản lý:
- Luân canh khoai tây với cây lúa nước.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
- Xử lý đất trước trồng bằng những loại thuốc hạt như Diazinon, Thiamethoxam, Carbofuran.
4. Bọ trĩ
Bọ trĩ là những con sâu non màu vàng nằm tại vị trí mặt dưới lá non, chích hút dịch lá tại những đường gân lá khiến cho lá dần khô và chết.
Khi bị hại nặng, cây nhanh chóng bị chết. Bọ trĩ gây hại nặng khi khí trời hanh khô kéo dài. Vì vậy thời điểm mùa đông là lúc bọ trĩ gây hại nhiều nhất, ít gây hại trong thời điểm khoai tây xuân.
Biện pháp ngăn chặn: Có thể sử dụng Actara 25WG, Penalty 40WP…
Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể kiểm soát được tối đa những loại sâu bệnh hại khoai tây. Cùng với đó là thu được những lứa khoai tây khỏe mạnh, chất lượng tốt, đem lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công!