Việc có thể tự tay trồng cho mình một chậu hoa hồng leo nở hoa rực rỡ thực sự không khó như mọi người vẫn nghĩ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiêu về cách trồng hoa hồng leo cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé!

Trong khoảng 1 đến 2 năm gần đây, loài hoa mang tên hoa hồng leo đã được du nhập vào Việt Nam. Hầu hết những ai yêu hoa hồng đều bị say đắm bởi những giàn hồng leo hoa sai chi chít từ cái nhìn đầu tiên.

Loài hoa mang trên mình đầy những hương thơm nồng nàn, cũng chính bởi vậy mà trồng hoa hồng, chơi hoa hồng đã biến thành 1 xu hướng chơi hoa hoàn toàn mới và đông đảo người yêu hoa hưởng ứng.

Đặc điểm của hoa hồng leo

Hoa hồng leo còn được gọi là hoa hồng dây, tên khoa học của loài hoa này là Rosa spp, nguồn gốc, xuất xứ từ Châu Âu.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về những đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trưởng để đảm bảo cho bạn sẽ thành công trong việc thực hiện cách trồng hoa hồng leo nhé.

1, Đặc điểm hình thái của hoa hồng leo

  • Hoa hồng leo có thân leo, thân gỗ, các cành buông rủ xuống. Hoa hồng leo leo bằng cách dựa vào cây khác hay chúng có thể bám vào khung dựng có sẵn như rào, tường…
  • Gốc thân cây hóa gỗ, phần thân cây được phân chia thành nhiều cành nhỏ. Nằm dải đều trên các cành là đầy những gai nhọn.
  • Tán lá của hoa hồng leo rất rậm rạp, có thể vươn cao tới những 3m.

Đặc điểm của hoa hồng leo

  • Lá kép có hình lông chim, mỗi lá chứa từ 5 tới 9 lá kép. Phiến lá hình ovan, có răng cưa ở rìa mép.
  • Bông hoa hồng leo đơn tính, to, nở bung rực rỡ với nhiều màu sắc nổi bật như hồng, đỏ, tím, trắng…
  • Mỗi bông có nhiều cánh hoa dày dặn, xếp thành nhiều lớp quanh một trụ tròn, đường kính khoảng 6 đến 8 cm. Thời kì hoa hồng leo nở trong khoảng từ tháng 4 tới tháng 5, tỏa hương thơm êm dịu, nhẹ nhàng.
  • Chúng có quả hình cầu dẹp, mang màu đỏ gạch.

2, Đặc điểm sinh trưởng của hoa hồng leo

  • Hoa hồng leo là loài cây thích hợp ở những nơi thoáng, mát mẻ, phù hợp với sống ngoài trời nhưng với cái nắng quá gay gắt thì cây không chịu nổi, vì vậy nên hoa hồng leo thường được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu ôn đới.
  • Loài hoa này có sức sống bền bỉ, khỏe mạnh, việc chăm sóc không hề làm khó người rồng bởi nó rất dễ chăm sóc.
  • Tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình.

Ở nước ta, khu vực phù hợp nhất để nuôi trồng tốt hoa hồng leo là ở phía Bắc hay vùng Cao nguyên.

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu

Các bạn chỉ việc làm đúng như những bước trong cách trồng hoa hồng leo trong chậu mà Fao hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ thu được những khóm hoa nở hoa rực rỡ và hương thơm ngào ngạt cả sân vườn.

1, Thời vụ trồng hoa hồng leo

Có thể tiến hành trồng hoa hồng leo vào thời kì đầu mùa xuân, mùa thu hoặc mùa hè giúp cho bộ rễ cây được hình thành, ổn định và khỏe mạnh để có thể chống trọi với cái rét của mùa đông khi mùa đông đến. Song thời kì tốt nhất giúp cây tăng sức đề kháng, sinh trưởng phát triển nhất là vào mùa xuân.

2, Cách chọn chậu khi trồng hoa hồng leo

Bạn cần chú ý trong việc chọn chậu cho cây, không nên chọn quá to hay quá bé so với cây bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hoa hồng leo.

  • Đối với những cây hoa hồng leo nhỏ, thấp hơn 0.5m thì nên chọn những chậu có kích thước 20x20cm. Bởi lúc này cây còn nhỏ, nhu cầu về nước vẫn ít nên loại chậu nhỏ có thể dễ dàng giữ độ ẩm cho cây hơn.
  • Đối với những cây lớn hơn, có chiều cao hơn 1m hoặc gần 1m thì nên chọn những chậu có kích thước 40x40cm hoặc 50x50cm.
  • Nếu không gian trồng của bạn hẹp thì có thể lựa chọn chậu có đường kính 30cm nhưng chiều cao ít nhất là.

Chậu trồng hoa hồng leo

Nếu bạn sẽ di chuyển đi chỗ khác hay muốn dễ dàng di chuyển thì có thể lựa chọn tốt nhất là chậu nhựa, nó không những nhẹ mà còn rẻ.

Nếu bạn để nó cố định và chỉ để đặt trang trí, tính thẩm mỹ cao thì nên chọn chậu gỗ, chậu gỗ, chậu sứ, hiện nay có rất nhiều những loại chậu có hoa văn, họa tiết trang trí đẹp, bạn tha hồ mà lựa chọn.

Bên cạnh việc chọn chậu thì người trồng cũng nên chuẩn bị một bộ giàn, khung để làm giá đỡ cho hoa hồng leo.

3, Đất trồng hoa hồng leo

Tiến hành trộn đất sẽ giúp cho cây trồng lớn nhanh, mau ra hoa và việc trồng hoa hồng leo sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể trộn đất theo tỉ lệ như sau: 50% đất màu có độ dẻo: 20% đất sạch: 20% trấu : 5% phân hữu cơ vi sinh : 5% phân chuồng hoa mục.

Trộn đều tất cả những nguyên liệu trên rồi ủ trước vài ngày khi bắt đầu trồng hoa. Phía dưới của đáy chậu cần lót thêm vào mẩu xốp hay một lớp trấu khô để đề phòng hoa hồng bị ngập úng, gây thối gốc dẫn tới chết cây.

Đất trồng hoa hồng leo

4, Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu

Ở dưới đáy chậu bạn bón một ít phân lót sau đó dùng kéo để cắt bỏ bao đất bọc ở gốc cây, giữ nguyên bầu đất. Từ từ đặt hoa hồng vào ngay chính giữa chậu, nhẹ nhàng bỏ giá thể, đất trồng đã được trộn sẵn vào đầy chậu.

Lấy tay ấn nhẹ cho chặt gốc. Chú ý là không lấp giá thể đất trồng qua những mắt ghép.

Sau khi đã trồng xong cây vào chậu, sử dụng một thanh tre nhỏ cắm vào chính giữa của chậu, lấy dây buộc chắc chắn cây hồng vào thanh tre để tránh những trường hợp bên ngoài như bị gió tác động làm lỏng gốc.

Vào lần tưới nước đầu tiên sau khi vừa trồng hoa hồng leo, bạn tưới thật đẫm nước. Đem để chúng ở những nơi thoáng mát khoảng 3 tới 5 ngày rồi dần dần mới đưa ra ngoài phơi nắng.

Cách nhân giống giúp trồng hoa hồng leo

Muốn nhân giống hoa hồng leo, người trồng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như giâm cành, gieo hạt hay chiết cành.

Hạt giống và cây giống bạn có thể mua chúng ở những cửa hàng bán cây cảnh, hạt giống… Tuy nhiên thực hiện nhân giống bằng cách gieo hạt thường ít được mọi người lựa chọn bởi tỉ lệ nảy mầm nó mang lại thường không cao.

Nếu muốn thử bạn có thể tham khảo 2 phương pháp dưới đây để thực hiện cách trồng hoa hồng leo nhé.

1, Phương pháp giâm cành

Cắt một khúc có chiều dài khoảng 15 cm và có độ to bằng chiếc đũa của cành hoa hồng leo bánh tẻ khỏe mạnh, không già cũng không non quá. Khi cắt, nên sử dụng lưỡi dao mỏng và sắc bén để tránh làm giập vết cắt. Nếu bạn lỡ làm vết cắt bị giập sẽ khiến cành dễ bị hư thối.

Sau khi đã cắt xong, chấm đầu gốc cành hồng vào thuốc kích thích mọc rễ (Boutormone, Atonic,…) để cây nhanh mọc rễ, tỉ lệ sống cũng dài hơn.

Cho đất vào chậu trồng, lấy một cái que nhỏ bằng chiếc đũa nhấn sâu một lỗ khoảng 2cm, cắm cành hồng vừa cắt vào. Bạn có thể cắm cành giâm tùy ý, có thể cắm nghiêng hay cắm thẳng đều được.

Sau 1 khoảng thời gian cây được chăm sóc, tưới nước được chừng 10 tới 15 ngày, cành hồng sẽ bắt đầu đâm ra những chồi non. Chừng khoảng 25 đến 35 ngày sau sẽ ra rễ. Và sau khoảng 2 tới 2.5 tháng là bạn có thể tách ra và tiến hành trồng được rồi.

Giâm cành hoa hồng leo

2, Phương pháp gieo hạt

Sau khi mua hạt giống hoa hồng leo về đem ngâm chúng trong nước lạnh khoảng 4 giờ, cho tới khi chúng nổi bồng bềnh trên mặt nước. Vớt ra rồi tiếp tục ngâm chúng trong nước ấm khoảng 1 đến 2 ngày, tới khi  hạt giống căng nở là được.

Trong khay đất đã được chuẩn bị, gieo hạt giống được sâu khoảng 5 đến 15 cm, ở trên phủ cho hạt một lớp cát mỏng giúp giữ ẩm cho đất trồng.

Tùy thuộc vào từng giống hồng leo cũng như điều kiện thời tiết, thông thường sau 7 tới 30 ngày hạt giống sẽ nảy mầm.

Đối với cách trồng hoa hồng 👈 leo theo phương pháp gieo hạt, nên duy trì tưới nước và giữ ẩm cho hạt giống, cho tới khi cây con cao lớn thì đem chúng ra trồng.

Trồng hoa hồng bằng hạt

Cách chăm sóc sau khi trồng hoa hồng leo

1, Tưới nước khi trồng hoa hồng leo

Vào mùa khô, thời gian phù hợp để tưới nước cho hoa hồng leo là vào sáng sớm và chiều muộn khi mát trời. Khi tưới nước, chỉ cần tưới ở quanh gốc, không nên tưới nước lên trên hoa và lá để đề phòng nấm và bệnh hại.

Vào mùa đông, cách 2 đến 3 ngày tiến hành tưới nước 1 lần, tưới với lượng nước tưới ít lại do  vào thời điểm này độ ẩm trong không khí khá cao, tưới nhiều nước cây sẽ dễ bị ngập úng, dễ nhiễm sâu bệnh.

Đặc biệt, tuyệt đối không tiến hành tưới nước cho cây vào ban đêm, tưới nước vào bạn đêm là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn gây hại phát triển.

2, Thay đất khi trồng hoa hồng leo

Nếu bạn trồng hoa hồng leo trong chậu, sau khoảng 1 năm trồng thì đất trồng đã bị cạn kiệt, không gian chật hẹp không đủ cho rễ cây phát triển.

Nếu sử dụng phân hóa học bón cho cây sẽ khiến đất bị chai không thể cải thiện được; cây có những hiện tượng như lá bị già, khô héo, cành khẳng khiu….Đây là thời điểm cần phải thay chậu, thay đất cho hoa hồng leo.

Trước khi tiến hành thay chậu, nên ngừng hẳn việc tưới nước khoảng 1 ngày để tránh bị vỡ bầu, sau đó nhấc toàn bộ cây hồng leo với bầu cây ra khỏi chậu để trồng sao chậu mới với giá thể mới đã được trộn như chúng tôi hướng dẫn ở trên, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.

Sau khi thay chậu, lúc này cần tưới đẫm nước cho cây. Tưới từ từ cho tới khi nước chảy ra từ đáy chậu thì ngừng. Kết hợp với việc thay chậu thì bạn tiến hành tỉa bớt những cành dài, già, lá vàng úa để cây phát triển tốt hơn.

3, Điều kiện ánh sáng khi trồng hoa hồng leo

Hoa hồng leo là loài ưa ánh nắng mắt trời, phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, thoáng đãng, có thời gian chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Tốt nhất chọn hướng Đông để đặt cây, như vậy nó có thể đón được ánh sáng mặt trời vào mỗi sáng.

4, Cắt tỉa

Với cây hoa hồng leo, bạn nên thường xuyên quan sát, tỉa bớt những cành nhỏ, hoa tàn, tỉa bỏ đoạn tầm 2 tới 3 đốt lá vì những mầm ở đốt lá này sẽ làm giảm sức khỏe của cây, nở ra những bông hoa nhỏ; cắt bớt những mầm phụ.

5, Phòng trừ sâu bệnh khi trồng hoa hồng leo

Để phòng ngừa cũng như chưa trị sâu bệnh cho cây hoa hồng leo cần chú ý một số điểm sau:

  • Khi tưới nước, không tưới trực tiếp lên hoa và lá, đặc biệt là vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn gây bệnh hình thành, phát triển và nhiễm bệnh cho cây.
  • Nếu cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm với định kỳ 7 ngày/lần.
  • Nếu cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 đến 10 ngày/ lần.
  • Nếu cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite với tần suất 20 ngày/lần.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng hoa hồng leo cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một chậu hoa hồng leo nở hoa rực rỡ cùng với hương thơm ngào ngạt nhé. Chúc bạn thành công!