Kỹ thuật trồng cam sành không quá phức tạp nhưng cũng không phải dễ dàng, tuy nhiên nếu thực hiện theo đúng quy trình thì hoàn toàn có thể thu được những trái cam mọng nước, ngọt lịm.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng cam sành cũng như là cách chăm sóc cây để luôn xanh tốt mang lại năng suất và chất lượng cao nhé.

Lợi ích của cây cam sành

Nói tới giá trị dinh dưỡng của quả cam sành thì không thể phủ nhận loại quả này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của cam sành

Hàm lượng Vitamin C lớn cùng những khoáng chất khác dồi dào, đặc biệt cam sành có hàm lượng chất xơ cao hơn hẳn so với những loại cam khác.

Chính vì vậy mà cam sành thường được lựa chọn là món quà biếu, thăm người ốm để giúp bồi bổ cơ thể rất tốt.

Chuẩn bị trước khi trồng cam sành

Trước khi bước vào kỹ thuật trồng cam thì các bạn cần chuẩn bị những dụng cụ, yếu tố như đất trồng, thời vụ, giống cây thì khi trồng cam sành sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.

1. Thời vụ trồng

Thời điểm để tiến hành kỹ thuật trồng cam vinh thích hợp và cho năng suất cao nhất là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa tức là khoảng thời gian từ tháng 4 hay tháng 5 dương lịch.

Ngoài ra bạn có thể trồng cam sành vào cuối mùa mưa tức là tháng 9, tháng 10 dương lịch nếu bạn có điều kiện tưới tiêu cho cây.

Mật độ trồng: Tùy thuộc vào những yếu tố khách quan như vị trí khu đất định trồng cam, chất lượng đất trồng cùng với khí hậu nơi bạn trồng xam mà bạn phải chọn mật độ trồng sao cho phù hợp.

Bạn có thể thực hiện cách trồng cam theo mật độ: 4 x 5m, 4 x 4m hay 3 x 4m

2. Chọn lựa giống trồng

Chọn cây giống cam sành

Cây giống cam sành được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là chiết cành, 2 là cấy ghép. Lựa chọn loại chiết thứ nhất thì khỏe hơn, tuổi thọ lâu và bột rễ mạnh, phát triển khỏe hơn.

Dù thế nào bạn cũng cần lựa chọn được các cây giống chuẩn, không bị nhiễm sâu bệnh tại những vườn ươm uy tín, chất lượng.

Đường kính của cây ghép khoảng 3cm và lớn hơn 0,5cm. Chiều cao của cây ghép cần được 30cm. Đường kính của thân lớn hơn, nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1cm. Cành lá của cây giống cam sành cần xanh, khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh.

3. Khí hậu và môi trường đất thích hợp với cam sành

Cam sành tương đối dễ sống nên bạn có thể thực hiện kỹ thuật trồng cam trên nhiều loại đất khác nhau, và nhiều loại khí hậu khác nhau. Từ Tây Nguyên cho tới vùng trung du, vùng miền núi đều có thể trồng được loại cam này.

Chỉ cần là loại đất pha thịt, thuộc tầng canh tác từ 0.5 cho tới 1m. Độ pH nằm trong khoảng từ 5 đến 6.5 và lượng mưa phân bố từ 1000 tới 2000mm/ năm và phân bố đều là có thể trồng được.

Nếu trồng cam tại những vùng đất trũng thấp thì cần thực hiện công việc dào mương, làm luống. Còn trồng cam sành tại nhữngc vùng cao thì cần đánh bồn để tiện cho việc tưới nước vào mùa khô và đối với việc giữ nước.

Kỹ thuật trồng cam sành hiệu quả

Kỹ thuật trồng cam sành

Trong kỹ thuật trồng cam sành Fao chia nhỏ thành 4 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi người trồng cần thực hiện theo các quy trình được hướng dẫn để đảm bảo cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.

1. Tiến hành trồng

Trước khi trồng cam sành 1 tháng thì bạn cần thực hiện việc chuẩn bị hố trồng. Kích thước của hố là 60 x 60 x 60 cm. Mỗi hố bón một lượng phân từ 30 tới 40kg phân chuồng đã được phơi ải.

Thêm vào hố một lượng từ 0,3 đến 0,5 kg lân cùng với 0,1 đến 0,2 kg kali + 0,5 đến 1kg vôi bột. Bạn có thể trộn thêm những loại thuốc chống mối như Furadan, Basudin, các loại thuốc này có công dụng là bảo vệ cây non.

Trộn hỗn hợp trên thật đều với đất trong hố sau đó tưới nước đẫm.

Tới khi trồng thì bạn đào 1 cái lỗ lớn, hon bầu đất nằm tại vị trí giữa hố. Sau khi đặt bầu cây vào hố thì bạn lấy chân nhén nhẹ xung quanh vị trí gốc.

Tiếp theo cắm cọc để cố định cây đồng thời giúp cây không bị đổ do gió lay ảnh hưởng tới rễ cây hay các yếu tố môi trường khác.

Nếu thực hiện kỹ thuật trồng cam sành vào mùa khô thì khi phủ đất bạn cần phủ thêm 1 lớp rơm rạ, hoặc cỏ để chúng làm nhiệm vụ giữ ẩm cho cây.

Sau khi hoàn thiện việc trồng cam sành thì bạn tiến hành tưới nước ngay. Sau đó thì cứ 3 tới 5 ngày tiến hành tưới nước 1 lần. Trong khoảng thời gian 1 tháng đầu tiên thì cần giữ ẩm để cây nhanh chóng lên rễ mới.

Ở thời kì cây còn nhỏ thì bạn có thể trồng xen với những cây họ đậu. Vừa giúp ngăn ngừa cỏ dại vừa có thể tăng thêm đạm hữu cơ cho đất trồng.

2. Chăm sóc cam sành sau khi trồng

Việc chăm sóc cho cây sau khi hoàn thiện cách trồng cam sành là vô cùng cần thiết, vì vậy bạn cần phải thường xuyên tưới nước, bón phân cho cây với liều lượng vừa đủ để cây có thể khỏe mạnh nhé.

Tưới nước:

Vào mùa khô cần đảm bảo rằng lượng nước cho cây luôn trong trạng thái đủ. Ngoài ra còn vào những thời kì như lúc trái đang lớn và trái sắp chín.

Làm cỏ: 

Muốn hạn chế và ngăn ngừa cỏ dại hình thành thì bạn cần phủ một lớp rơm rạ, hoặc phân xanh, cỏ tại vị trí dưới gốc cây. Sau mỗi cơn mưa qua đi bạn phải tiến hành xới phá váng.

Vào khoảng thời gian tháng 1, 2 hoặc tháng 8, 9 thì cần thường xuyên làm sạch toàn bộ cỏ dại.

Xới thật sạch tất cả diện tích trồng mỗi vụ 1 lần. Và đảm bảo việc xới gốc cần thực hiện mỗi năm 2 tới 3 lần.

Cắt tỉa cành tạo tán:

Sau 1 thời gian thực hiện kỹ thuật trồng cam sành thì cần theo dõi và cắt bỏ đi các cành mọc vượt hoặc những chồi moc ra từ gốc ghép. Sau khoảng 1 tới 2 tháng thì cây bắt đầu bắt rễ, đâm chồi.

Lúc này bạn có thể tiến hành hãm ngọn chỉ dừng tại vị trí chiều cao khoảng 70cm và chỉ giữ lại 7 tới 10 chồi mạnh khỏe nhất và cố gắng phân bổ chúng đều ở xung quanh gốc.

Phân bổ sao cho các chồi không được che khuất ánh sáng của nhau. Trong quãng thời gian chúng trường thành thì bạn cần thường xuyên cắt bỏ đi những cành già và cành bị gẫy.

Trồng cây chắn gió:

Việc trồng cây chắn gió sẽ mang lại công dụng là giảm bớt hơi nước hoặc hạn chế cành gãy bởi chúng cọ xát vào nhau.

Hành cây chắn gió cần được trồng theo phương vuông góc với hướng gió chính trong năm. Hàng cây này cần có khoảng cách với hàng cam tối thiểu là 5m để tránh trường hợp cạnh tranh chất dinh dưỡng của nhau.

Những loại cây được sử dụng để chắn phù hợp là muồng đen, keo lá tràm, keo tai tượng,….

3. Phân bón

Bón phân cho cam sành

Việc bón phân cho cây cam sành sẽ giúp cây cam sành sinh trưởng rất nhanh, hơn nữa chất lượng của quả sẽ cao hơn rất nhiều, vì vậy muốn thu hoạch được những trái cam ngọt lịm, mọn nước thì không được bỏ qua công đoạn này nhé.

Năm đầu tiên: Sau khi cây hồi (khoảng 1 tháng ) thì bạn thực hiện việc bón thức. Bạn sử dụng phân đạm pha loãng (1%) và cứ 15 đến 20 ngày thì tưới 1 lần

Giai đoạn kiến thiết (thực hiện khi cây đang trong giai đoạn năm thứ 2, thứ 3): Mỗi năm 1 cây cần được cung cấp 1 lượng phân như sau:10kg phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh) cùng với 100g urê và 300g supe lân + 100g kali.

Số lượng phân bón trên được chia thành 4 lần bón:

Lần 1 (Từ tháng 9 tới tháng 11): Các bạn bón 100% phân hữu cơ cùng với 100% supe lân

Lần 2 (Từ tháng 1 đến tháng 3): Chỉ cần bón một lượng là 40% urê và 40% kali

Lần 3 (Tháng 5): Bón tiếp 30% urê cùng với 30% kali

Lần 4 (Từ tháng 7 đến tháng 8): Bón 30% urê và 30% kali

Giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 3 trở đi): tỷ lệ phân bón được sử dụng không thay đổi nhưng lượng phân cần tăng thêm để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Cụ thể tăng thêm 30kg phân hữu cơ cùng với 500g supe lân và 500g urê + 500g kali

Phân bón lá (vi lượng) nên phun vào những tháng như 3, 5, 6, 8. Liều lượng bón áp dụng theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm.

Nếu bón phân hữu cơ và lân thì cần thực hiện việc đánh rãnh và cách gốc 1 khoảng từ 25 đến 30cm. Chặt hết toàn bộ rễ xung quanh và phơi gốc trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 ngày.

Cho tới khi cây rằng và lá vàng héo thì bạn bón phân vào đất sau đó lấp lại. Khi chặt rễ bạn cần sử dụng dụng cụ sắc để tránh làm xơ rễ và dập rễ.

Đối với những loại phân như ure hay Kali thì bạn bón cho chúng theo tán. Trong thời gian bón cần chú ý lấp nhẹ để tránh tình trạng bị bốc hơi.

4. Sâu bệnh hại ở cây cam sành

Sâu bệnh trên cây cam sành

Trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng cam thì việc gặp phải sâu bệnh hại là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên khi cây cam sành hình thành sâu bệnh thì bạn cần nhanh chóng tìm phương pháp cứu chữa kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe của cây nhé.

Dưới đây là một vài loại sâu bệnh thường xuyển xâm nhập vào cây cam sành mà bạn cần lưu ý cùng với cách tiêu diệt chúng, cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé.

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella):

Biểu hiện: Sâu non đục vào lá tạo ra các đường ngoằn ngoèo. Loại bệnh này thường đi chung với bệnh loét.

Cách chữa trị: Tỉa bỏ đi các bị bệnh, tiến hành bón phân sao cho hợp lý, cố gắng điều chỉnh để thời gian ra chồi đồng loạt giúp tránh lây nhiễm liên tục trong thời gian dài.

Để ngăn ngừa loại bệnh này thì cần phun thuốc sớm trước giai đoạn lộc non. Bạn có thể dùng 1 trong số những loại thuốc để tiêu diệt sâu vẽ bùa: Phosphomidon, Trigard, Dimethoate, Abamectin và Dimilin.

Đây là những thuốc mang hiệu quả rất tốt đối với sâu vẽ bùa đã được các chuyên gia khẳng định.

Sâu đục thân, cành:

Biểu hiện: Loại sâu này khiến cho thân cây bị đục rỗng và cành làm cho cây chảy mủ, cành thì chết. Sâu đục thân sẽ đùn mùn ra ngoài miệng hang.

Cách chữa trị: Tiến hành cắt bỏ đi toàn bộ những cành bị hại nặng. Đổ trực tiếp thuốc trừ sâu vào hang sâu đục lỗ. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…).

Ngoài ra bạn có thể rải một ít lượng Basudin 10 H sau đó sử dụng móc sắt bắt sâu.

Nhện đỏ, nhện trắng:

Khi 3 con thành trùng cùng nằm trên 1 lá hoặc quả thì bạn sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt chúng. Hãy sử dụng những loại thuốc đặc trị nhện, những loại thuốc tiêu diệt sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ và dùng thêm dầu khoáng để được đạt hiệu quả tối đa nhé.

Để ngăn chặn trường hợp kháng thuốc thì cần luân phiên đổi nhiều loại thuốc hóa học khác nhau. Bạn có thẻ dùng những loại thuốc như Comite, Pegasus, Bi 58, Trebon, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng được in trên bao bì của sản phẩm) và Dầu khóang DC-Tron Plus (có nồng độ 0,5%)…

Thu hoạch – bảo quản cam sành

Chắc chắn đây là công đoạn mà bạn mong chờ nhất trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật trồng cam sành đúng không nào, tuy nhiên hãy dựa vào đặc điểm của quả, thời gian từ khi trồng cam sành để thu hoạch cho đúng thời điểm nhé.

Nếu thu hoạch quá sớm hay quá muộn thì chất lượng quả sẽ giảm sút rất nhiều, hơn nữa chất dinh dưỡng trong quả cũng không vẹn nguyên như những trái thu hoạch đúng thời điểm.

1. Hướng dẫn thu hái

Thu hái cam sành

Bắt đầu thực hiện thu hoạch khi vỏ quả cam sành chuyển từ màu xanh sang màu vàng chừng 20 đến 30% diện tích vỏ.

Bạn cần thu hoạch quả theo đúng thời vụ để cây có thể phân mầm hoa đều và tốt. Nên tiến hành thú hái quả vào những ngày có khí hậu mát mẻ.

Khi thu hoạch sử dụng kéo sắc cắt vào vị trí sát cuống quả. Nhẹ nhàng thu hoạch quả để tránh làm dập quả, mất đi tính thẩm mĩ kéo đến giá của chúng cũng giảm xuống.

Sau khi thu hoạch xong cần cho quả vào thùng giấy hoặc thùng xốp sau đó vận chuyển tới nơi tiêu thụ, việc làm này giúp quả không bị hỏng cơ học. Sau đó lau khô vỏ quả rồi bắt tay vào việc bảo quản.

Nhưng chú ý khi chăm sóc cam sành sau khi thu hoạch:

Sau mỗi vụ thu hoạch, cây cam sành cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa cây kỹ hơn và ngăn ngừa sâu bệnh để mùa vụ tiếp theo bội thu..

  • Làm sạch hết toàn bộ cỏ dại trong vườn, rồi sau khoảng 25 tới 30 ngày thu hái thì thực hiện việc tỉa những cành bị nhiễm sâu bệnh, cành tăm hương, héo, mọc không đúng hướng,…
  • Quét vôi vào vị trí gốc để ngăn ngừa sự cư trú của mầm bệnh.
  • Phòng chống bệnh cho cây bằng các biện pháp tổng hợp như: bón đủ phân, diệt sạch toàn bộ cỏ dại, bón phân theo đúng liều lượng, đúng thời vụ, đúng kỹ thuật.

2. Bảo quản cam sành

Bạn có thể áp dụng 2 cách bảo quản dưới đây để có thể bảo quản cam sành được tươi, lâu hơn nhé. Mỗi cách đều mang lại hiểu quả nhất định, tùy vào mỗi cá nhân mà lựa chọn phương pháp bảo quản cho phù hợp.

Sử dụng hòm gỗ bảo quản:

Quả cam cành sau khi thu hái không bị dập hoặc nát có kích cỡ và độ chín tương đối đồng đều. Rửa sạch quả cùng với nước vôi trong tiếp theo để khô trong vòng 5, 7 ngày rồi bôi vôi vào vị trí cuống quả.

Tiếp theo xếp quả vào trong thùng. Khoảng cách của mỗi quả chừng 1cm. Ở giữa cần được chèn lá chuối khô sau đó đậy kín nắp lại.

Sử dụng túi nilong:

Sau khi thực hiện việc làm sạch giống như trên thì bạn cho chúng vào túi nilon đã đục lỗ để tại những nơi thoáng mát là được.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng cam sành cũng như là cách chăm sóc để thu được chất lượng tốt nhất rồi.

Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây cam sành xanh tốt, mang lại nguồn kinh tế cao cho gia đình bạn nhé. Chúc các bạn thành công!