Lưỡi hổ là loại cây có rất nhiều lợi ích cả trong tâm linh, phong thủy, khoa học, lẫn y học. Cây lưỡi hổ làm cảnh rất đẹp, với bề ngoài bắt mắt nên được nhiều người yêu thích.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ. Cũng như ý nghĩa phong thủy, dùng cho mệnh gì, tuổi nào thì phù hợp,…

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ được nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng là do khả năng chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là trong môi trường lạnh và hạn.

Cách trồng cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ sống được trong nhà hoàn toàn hoặc trong bóng râm, có thể trồng với mọi loại đất, kể cả đất tốt tới đất khô cằn, đất pha cát và đất sỏi. Nhưng đất trồng lưỡi hổ nên có độ kiềm cao, khả năng thoát nước tốt.

Cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Đầu tiên chúng ta cần chọn cây mẹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh để sau này cây con sinh trưởng tốt hơn. Có 2 cách nhân giống cây lưỡi hổ là tách cây hoặc hom lá.

1. Nhân giống lưỡi hổ bằng cách tách cây

Đối với tách cây, ta lợi dụng lúc thay chậu, thay đất hoặc cắt tẻ cây già. Do cây lưỡi hổ phát triển rất nhanh, chỉ sau vài tháng là đẻ ra nhiều cây con, lúc đó ta tiến hành tách các cây và trồng ra các chậu riêng biệt.

Đầu tiên, cần lấy bụi cây ra khỏi chậu mẹ, loại bỏ hết phần đất cũ quanh gốc cây và cắt bỏ bớt phần rễ hư hỏng.

Nhân giống cây lưỡi hổ bằng tách bụi

Sử dụng một trong hai hỗn hợp đất trồng là đất thịt + phân tỷ lệ 1:1 hoặc xỉ than + phân tỷ lệ 1:1. Tiến hành trộn đều hỗn hợp đất.

Hỗn hợp đất trồng cây lưỡi hổ

Có thể thay thế sỉ than bằng đa sỏi (đá dăm). Nếu không có đất thịt và xỉ than, có thể dùng đất thường, đất dinh dưỡng mua tại cửa hàng… Nói chung là tùy bạn linh động, miễn sao đất trồng thoát nước tốt là được. Về phân bón thì mình sẽ trình bày ở phần sau.

Tiến hành tách bụi cây lưỡi hổ ra thành những cây đơn lẻ để trồng vào từng chậu riêng.

Trồng cây lưỡi hổ bằng tách bụi

Bây giờ, cho cây lưỡi hổ vào từng chậu và tiến hành trồng. Ấn mạnh đất quanh gốc để giữ cây cố định.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng tách bụi

Bạn nên dải đá sỏi lên mặt chậu để khi tưới không bị trôi đất và trang trí cho đẹp hơn. Chậu lưỡi hổ mới trồng nên tưới ít nước và đặt ở nơi thoáng mát vài ngày trước khi mang ra phơi nắng.

2. Trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá

Có thể tiến hành giâm lá bất cứ lúc nào trong khoảng từ mùa xuân tới cuối mùa hè. Chọn loại lá non, khỏe với màu đẹp. Cắt ngang sát gốc, chia thành các khúc dài khoảng 5cm và để nó tự liền sẹo.

Nhân giống cây lưỡi hổ bằng hom lá

Sử dụng hỗn hợp đất trồng gồm đá sỏi (đá dăm) và potting mix với tỷ lệ 1:1. Potting mix được bán ngoài cửa hàng là hỗn hợp đất và nhiều thành phần dinh dưỡng.

Hỗn hợp đá soi và đất potting mix

Không bắt buộc phải dùng hỗn hợp đất trên, bạn có thể thay thế bằng cát + than bùn ẩm hoặc linh động thay thế bằng đất khác cũng giống như ở phần 1 trồng bằng tách cây. Chỉ cần yêu cầu thoát nước tốt là được.

Tiếp theo chôn các khúc lá này xuống chậu sao cho đất chỉ lấp đầy 1/2 khúc. Tiến hành xịt nước lên chậu để tạo độ ẩm.

Trồng cây lưỡi hổ bằng hom lá

Đặt chậu ở nơi thoáng mát hoặc có nắng nhẹ, tưới nước đều để cây bén rễ.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng hom lá

Khoảng 3-4 tuần bắt đầu ra rễ, lúc này bạn có thể tiến hành sang chậu mới nếu muốn.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Việc chăm sóc cây lưỡi hổ cần quan tâm đến các yếu tố và công việc như nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước tưới, bón phân và thời gian thay chậu.

Về nhiệt độ: Cây lưỡi hổ khá sợ rét vì vậy phải đặt nó ở nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không thấp hơn 13 độ C.

Ánh sáng: Cần đặt lưỡi hổ ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới, trường hợp đặt trong bóng râm thì 10 ngày mang ra sáng 1 lần.

Tưới cây: Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng cũng không được để đất quá khô, khi tưới thì tưới phía dưới chậu trước rồi từ từ cao dần lên trên. Nếu mùa mưa và lạnh chỉ cần mỗi 1-2 tháng tưới 1 lần.

Thay chậu: Vào mùa xuân, tiến hành thay chậu, tách cây khi rễ đã đầy cả chậu.

Bón phân: Khoảng thời gian từ mùa xuân sang hè, 1 lần mỗi tháng bón bằng phân giàu potasse. Tránh bón vào mùa lạnh, vì khả năng hấp thụ của cây vào mùa này kém.

Các bệnh trồng cây lưỡi hổ thường gặp

  • Thối gốc, đốm nâu trên lá: Do dư nước
  • Lá bị mềm và thâm đen: Do nhiệt độ quá thấp
  • Ngọn lá khô, xuất hiện các mảng nâu rải rác: Do ánh nắng chiếu vào trước tiếp vào hoặc qua cửa kính
  • Lá bị nhạt màu hoặc mất sự pha trộn: Do thiếu ánh sáng
  • Lá con quá mềm: Do bón phân quá nhiều, cần giảm bớt trong một thời gian.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì

Lọc không khí

Cây lưỡi hổ trồng trong nhà giúp lọc không khi rất tốt. Là một trong số ít các loài cây có khả năng lọc không khí cà ngày lẫn đêm.

Hấp thụ độc tố

NASA từng nghiên cứu và công bố về công dụng của cây lưỡi hổ. Đó là hả năng thanh lọc không khí rất tốt và hấp thụ tới 107 loại độc tố. Nhất là khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường, không khí quanh ta.

Một trong số các chất mà lưỡi hổ có thể lọc được là nitrogen oxide và formaldehyde (Các độc tố này có thể gây bệnh ung thư) với tốc độ tới 0.938 grams/giờ.

Tăng cường oxy vào ban đêm

Lưỡi hổ là loài cây có thể nói là vô cùng đặc biệt khi chúng có khả năng tăng cường oxy vào ban đêm.

Cây lưỡi hổ chữa bệnh cũng được sử dụng khá phổ biến, tuy công dụng hạn chế nhưng lại có thể dùng vào những thời điểm quan trọng:

Chữa khàn tiếng, ho, viêm họng

Dùng 6 – 12g lá lưỡi hổ rửa sạch, nhai cùng muối, ra nước ngậm nuốt dần.

Chữa bệnh viêm tai giữa

Hơ lá trên lửa đến khi hơi héo, nóng rồi giã lấy nước nhỏ vào tai.

Ý nghĩa cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ nổi bật nhất với tác dụng trừ tà, giải bùa chú, xua đuổi ma quỷ và ngăn chặn những điều xui xẻo. Thân lá mọc thẳng nên tượng trưng cho sự quyết đoán, ý chí phấn đấu tiến lên.

Tại các nước phương Đông như Nhật Bản hay Trung Quốc, cây lưỡi hổ còn tượng trưng cho sức mạnh của sử tử (chúa sơn lâm).

Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng được ví như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình bạn khỏi những điều xấu xa.

Cây lưỡi hổ trong phong thủy

Cây lưỡi hổ phong thủy có ý nghĩa mang đến nhiều may mắn, giúp gia chủ phát lộc, phát tài, thu hút tiền tài dồi dào.

Có thể dùng chúng như một món quà tặng người thân, bạn bè, đối tác làm ăn vào những dịp đặc biệt như mừng năm mới, mừng khai trương, mừng tân gia.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào

Lưỡi hổ là cây tốt trong phong thủy, lại giúp bảo vệ sức khỏe, nên chắc chắn ai cũng muốn sở hữu một cây trong không gian sống và làm việc của mình.

Tuy nhiên cũng cần xem xét về yếu tố phong thủy để đạt hiệu quả nhất, đó là tìm hiểu xem nó có hợp với tuổi của mình hay không.

Lá lưỡi hổ nhọn hình lưỡi dao, màu xanh, viền vàng nên rất hợp với người mệnh Thổ và Kim nên được xem là bùa hộ mệnh, tương sinh những người thuộc hai mệnh này.

Những người mệnh Thổ và Kim có bản mệnh màu vàng. Kết hợp với màu sắc cây lưỡi hổ sẽ là yếu tố phong thủy bổ sung trong cuộc sống. Sở hữu một cây lưỡi hổ sẽ giúp hai mệnh này phát huy được vận thế tốt, tạo dựng sự nghiệp thành công, cộng việc thuận lợi và hanh thông.

Khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà cũng nên chú ý đặt ở hướng Nam. Nếu diện tích quá bé thì không nên chọn cây cảnh quá to và rậm rạp, có thể ngăn cản ánh sáng chiếu cũng như không gặp nhiều may mắn.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì

Do hợp mệnh Thổ và mệnh Kim, nên ta sẽ căn cứ vào đó để tìm xem cây lưỡi hổ hợp mệnh gì.

Các tuổi có mệnh Thổ sinh năm:

  • Mậu Dần – 1938, 1998
  • Kỷ Mão – 1939, 1999
  • Bính Tuất – 1946, 2006
  • Đinh Hợi – 1947, 2007
  • Canh Tý – 1960, 2020
  • Tân Sửu – 1961, 2021
  • Mậu Thân – 1968, 2028
  • Kỷ Dậu – 1969, 2029
  • Canh Ngọ – 1990, 1930
  • Tân Mùi – 1991, 1931
  • Bính Thìn – 1976, 2036
  • Đinh Tỵ – 1977, 2037

Các tuổi có mệnh Kim sinh năm:

  • Canh Tuất – 1970
  • Tân Hợi – 1971
  • Nhâm Thân – 1992
  • Quý Dậu – 1993
  • Canh Thìn – 2000
  • Tân Tỵ – 2001
  • Giáp Ngọ – 1954, 2014
  • Ất Mùi – 1955, 2015
  • Nhâm Dần – 1962, 2022
  • Quý Mão – 1963, 2023
  • Ất Sửu – 1985, 1925
  • Giáp Tý – 1984, 2026

Cây lưỡi hổ có độc không

Cây lưỡi hổ cùng họ với lô hội, nên có chút độc tính, nếu ăn trực tiếp và nhiều sẽ gây ngộ độc.

Nếu không may nhai và nuốt phải, sẽ có cảm giác buồn nôn, người nào nhạy cảm sẽ kích ứng da.

Cho nên chỉ dùng để trang trí bên ngoài, nếu dùng làm thuốc uống cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nhà có trẻ em cần để ý không cho bẻ lá và nuốt phải.

Cây lưỡi hổ có mấy loại

Có tới 12 loại lưỡi hổ với hình dáng và màu sắc khác nhau, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

Cây lưỡi hổ laurentii

Cây lưỡi hổ laurentii – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ Futura Superba

Cây lưỡi hổ Futura Superba – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ Bantels Sensation

Cây lưỡi hổ Bantels Sensation – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ Black Gold Extreme

Cây lưỡi hổ Black Gold Extreme – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ hoblack gold superba

Cây lưỡi hổ hoblack gold superba – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ Cylindrica

Cây lưỡi hổ Cylindrica – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ dwarf laurentii

Cây lưỡi hổ dwarf laurentii – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ futura robusta

Cây lưỡi hổ futura robusta – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ Golden Hahnii

Cây lưỡi hổ Golden Hahnii – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ gold flame

Cây lưỡi hổ gold flame – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ silver queen

Cây lưỡi hổ silver queen – Ảnh sưu tầm

Cây lưỡi hổ whitney

Cây lưỡi hổ whitney – Ảnh sưu tầm

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây lưỡi hổ chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết bạn đọc sẽ yêu mến thêm loại cây cảnh đặc biệt này!

Bài viết được tham khảo từ kênh Youtube của Thanh Moc Garden và Toan Trinh