Cây kim ngân ở nước ta được trồng chủ yếu tại các khu vườn cây cảnh để làm trang trí nội thất và đặt trong làm việc văn phòng với ý nghĩa phong thủy tài lộc. Trên thế giới có thể dùng làm bột giấy in tiền.

Người ta quan niệm cây xanh tốt sẽ mang lại nhiều tiền tài và may mắn. Cây kim ngân có tốc độ phát triển bình thường, không cần quá nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số mẹo sau để chăm sóc cây.

Cây kim ngân là gì

Cây kim ngân

Tên thường gọi: Cây kim ngân, cây thắt bím, cây bím tóc

Tên Tiếng Anh: Money tree

Tên khoa học: Pachira aquatic

Nguồn gốc cây kim ngân

Có nguồn gốc từ Mexico, vùng Trung hoặc Nam Mỹ, và chủ yếu sinh trưởng trong khu vực đầm lầy.

Đặc điểm hình thái

Thân cây dẻo dai, bền chắc, chiều cao tối đa lên tới 6m. Lá cây xòe tán rộng như bàn tay, xanh tốt quanh năm.

Hoa gồm những cánh to, màu kem, nở về đêm và có hương thơm dịu nhẹ. Đài hoa màu nâu nhạt với 5 cánh xanh vàng hình bầu dục, dài khoảng 15cm.

Cây ra quả, hình trứng với đường kính 10cm. Khi chín, quả sẽ có màu nâu nhạt, còn khi quả khô nứt rụng ra có khoảng 10-20 hạt.

Cây kim ngân trong tự nhiên sẽ có hoa nở từ khoảng tháng 4-11 hàng năm, tuy nhiên với cây kim ngân làm cảnh ngày nay bạn sẽ hiếm nở hoa hơn.

Cây Kim Ngân – Cách trồng và chăm sóc | How to grow and care for Money tree | Thanh Moc Garden

Cách trồng cây kim ngân

Cách trồng cây kim ngân

Chọn chậu trồng cây kim ngân

Tùy vào mục đích của bản thân mà chọn chậu trồng cây phù hợp. Nếu chỉ trồng làm cảnh trong nhà hoặc để bàn thì không cần phải quá lớn.

Chọn những chậu vừa để bạn có thể trồng để bộ rễ cây kim ngân phát triển hoàn thiện. Đồng thời nên lưu ý chiều cao của chậu phải phù hợp với kích thước của cây kim ngân (nếu trồng từ cây con, bạn nên ước chừng lúc cây lớn sẽ cao như thế nào).

Lưu ý: Đối với chậu nên thay mỗi năm một lần để loại bỏ tàn dư nấm bệnh, vi khuẩn và dinh dưỡng cho cây.

Chọn cây kim ngân giống

Tìm đến các cửa hàng thực vật uy tín để mua cây con. Cây giống phải to, khỏe, không có sâu bệnh hại. Nên chọn những cây giống có độ cao vừa phải sẽ đẹp hơn.

Chọn đất trồng kim ngân

Hỗn hợp đất trồng gồm: tro trấu + trấu sóng + xơ dừa với tỷ lệ 60% + 15% + 25% và 100g đến 200g phân lân để cây có nguồn phân dự trữ. Cách làm này giúp cây sinh trưởng tốt và sống lâu bền.

Nếu là cây kim ngân đặt bàn thì bạn cũng có thể dùng đất pha cát nhưng phải đảm bảo đất đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Lưu ý: Đất trồng tốt nhất của cây kim ngân vẫn là đất phù sa không pha cát, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

Nhiệt độ phù hợp cho kim ngân

Kim ngân có thể thích nghi ở mọi thời tiết kể cả nóng hay lạnh, ngưỡng nhiệt độ cây có thể sống được giao động trong khoảng từ 10°C đến 40°C.

Cách trồng cây kim ngân tốt nhất vẫn là duy trì nhiệt độ ở mức từ 18°C đến 30°C, đây được xem là nhiệt độ lý tưởng vì chúng sẽ phát triển xanh tốt trong khoảng này.

Lưu ý: Khi nhiệt độ dưới 15°C cây bị rụng lá và ngủ đông, thấp hơn 5°C cây dễ chết.

Ánh sáng phù hợp cho kim ngân

Là cây ưa sáng nhưng không cần quá nhiều ánh nắng, thậm chí cây có thể phát triển tốt nhờ ánh sáng nhân tạo từ bóng đèn huỳnh quang.

Tuy nhiên để cây khỏe mạnh và phát triển tốt hơn nên phơi nắng khoảng 1 lần cho mỗi 10 ngày. Mỗi lần khoảng 1-2 giờ và thời điểm tốt nhất là từ 7 – 9 giờ sáng. Nhưng không nên đặt chậu cây dưới ánh nắng quá gắt.

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Bỏ một ít sỏi nhỏ vào bên dưới đáy chậu để cho giúp chậu cây có thể thoát nước tốt và tạo độ thông thoáng cho rể cây phát triển.

Cho tiếp hỗn hợp đất đã trộn ở trên vào khoảng ½ chậu và đặt cây kim ngân vào, bỏ nốt phần đất còn lại vào và ấn chặt gốc và định vị cây cho thẳng đứng.

Sau đó bạn tưới đẫm nước cho cây và bạn nên để cố định cây trong bóng mát cho tới khi nào thấy cây bắt đầu ra rể mới và phát triển ra lá mới thì lúc đó bạn mới mang cây ra chỗ thích hợp để cây vào vị trí bạn muốn.

Cách chăm sóc cây kim ngân

Cách chăm sóc cây kim ngân

Tưới nước cho kim ngân

Đối với cây kim ngân để bàn chỉ cần tưới khoảng 100 – 200ml một lần, cây lớn đặt phòng khách, văn phòng làm việc thì cần lượng nước lớn hơn mỗi lần tầm 500 – 800ml.

Chỉ cần tưới khoảng 2 lần/tuần đối với cây trồng trồng ngoài trời, đối với cây trong phòng máy lạnh lượng nước tưới cần ít lại, khoảng 1 lần/tuần.

Khi tưới tưới nhiều và đều nước trên bề mặt chậu cho 1 lần, hoặc có thể nhúng cây vào chậu nước cho ngập toàn phần chậu cây khoảng 10 – 15 giây thì nhấc ra, sau đó để ráo và róc hết nước.

Lưu ý: Nên để ý việc thoát nước và độ thông thoáng để cây không bị ngập úng nước.

Bón phân, dinh dưỡng cho kim ngân

Khi cây chưa ra hoa và quả chúng ta nên bón phân NPK 20-20-15 hòa với nước theo tỷ lệ 100g phân với 10 lít nước rồi tưới lên gốc cây, 20 ngày/lần.

Những cây đã có hoa và quả thì nên bón phân Kali cho cây. Tỷ lệ khoảng 100g kali hòa với 10 lít nước và cũng tưới đều lên bề mặt chậu.

Lưu ý: Không tưới phân lên thân và lá vì sẽ làm khô nóng cây.

Một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân

Cây kim ngân thường ít bị sâu bệnh tấn công, một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân là bệnh vàng lá và bị khô héo.

Cây kim ngân bị vàng lá

Cây kim ngân bị vàng lá

Nguyên nhân: Do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá bị vàng và rụng.

Biện pháp khắc phục:

Đối với cây do tưới nhiều nước bị vàng lá thì nên cầm tạm ngưng tưới nước và đưa cây ra đặt ở vị trí thông thoáng. Để đất khô mới bắt đầu tưới nước lại và cần lưu ý lượng nước tưới.

Với những cây bị yếm khí nên đặt cây ở những nơi thông thoáng không khí lưu thông tốt để cây hồi phục trở lại. Lưu ý không nên để cây ở những vị trí quá tối.

Cây kim ngân bị khô héo

Tránh ánh sáng mặt trời rọi thẳng trực tiếp vào cây gây mất nước, chết cây. Đặt cây ở vị trí mát mẻ, thông thoáng, không khí trong lành.

Cắt bỏ những lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Có thể hòa đạm với nước ở nồng độ thấp và tưới cho cây mỗi tuần một lần để cung cấp thêm dinh dưỡng giúp cây nhanh hồi phục.

Đợi sau 1 thời gian cây đã hồi phục và phát triển ổn định thì nên thay đổi đất trồng.

Ý nghĩa cây kim ngân

Làm sạch không khí

Cây kim ngân là cây cảnh thuộc top những loại cây lọc không khí tốt nhất dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học NASA, nó chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, chi tiết cây kim ngân có khả năng lọc các loại khí thải.

Cây kim ngân làm sạch không khí

Khí Xylene, Formaldehyde: là các khí thải của xe hơi, xe gắn máy, các khí thải của ngành nhựa, đồ da, keo, sơn… Cây kim ngân có thể lưu trữ và làm giảm các chất này trong không khí phạm vi bán kính 5m.

Khí Amoniac: Đây là khí thải của các chất như thuốc lá các bộ phận linh kiện máy móc, khói thuốc lá đây là chất ô nhiễm gây đau ngực, khó thở, sưng phổi và gây ung thư phổi rất cao.

Ngoài ra cây kim ngân còn có khả năng làm giảm các chất benzen, Trichloroethylene có trong không khí.

Cây kim ngân phong thủy

Cây kim ngân có ý nghĩa là phát tài, sự giàu có, vì vậy sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho người trồng nó.

Đặt cây kim ngân trong nhà sẽ mang lại sự ổn định tài chính, thu hút tiền tài, đặc biệt là những người kinh doanh.

Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân

Số lượng cây được trồng trong chậu cũng nói lên ý nghĩa khác nhau, như sau:

  • Một cây còn gọi là trụ thiên mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước, kiên cường và bất khuất.
  • Chậu ba cây người ta gọi là tam tài, tam giáo tượng trưng cho thiên, địa nhân hay người ta có cây đó là thiên thời, địa lợi, nhân hòa hoặc là tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ.
  • Những chậu được trồng năm cây mang ý nghĩa phong thủy đó là Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang.

Cây kim ngân có 5 chiếc lá trên 1 cành tượng trưng cho 5 mệnh trong phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cây không những khiến bạn cân bằng phong thủy trong sự sống.

Lợi ích khác

  • Kim ngân còn có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
  • Giúp tâm trí bình yên, thư giãn.

Cây kim ngân để bàn làm việc

Được chọn để bàn làm việc là những loại cây kim ngân nhỏ gồm 2 loại là kim ngân thủy sinh và kim ngân mini.

Về ý nghĩa cũng giống như bao cây kim ngân khác, cây kim ngân để bàn có giá trị làm đẹp trang trí cho bàn làm việc của bạn sinh động hơn.

Làm giảm khí thải văn phòng, mang lại không khí thoáng đãng cho không gian làm việc.

Giúp công việc của bạn trở nên suôn sẻ mang lại nhiều may mắn và thành công hơn, về tiền tài thì sẽ ổn định hơn.

Cây kim ngân để bàn

Việc lựa chọn vị trí đặt cây thường không được chú ý nhiều nhưng lại có ảnh hưởng giá trị cây mang lại như may mắn, tài lộc,…

Đặt trên bàn làm việc: Đặt ngay ngắn, thấy được sự hài hòa với những đồ vật trên bàn giúp đem lại may mắn và cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong công việc, hơn nữa kim ngân còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên nữa.

Đặt trước cửa hàng, quầy thu nhân: Với mong muốn hút thêm tài lộc, trợ giúp cho công việc kinh doanh, buôn bán luôn “buôn may bán đắt” vì thế cần chọn cây có kết cấu đẹp, số lượng cây hợp với vận mệnh để đem lại giá trị tốt đẹp nhất.

Cây kim ngân hợp với tuổi nào

Cây kim ngân hợp với nhiều tuổi, nhưng phong thủy nhất nhất là với người tuổi Tuất và Hợi.

Đối với người tuổi Tuất:

Cây kim ngân mang ý nghĩa hỗ trợ cho người tuổi Tuất ở thu hút tiền tài, công danh, nhanh chóng tích lũy tiền bạc và cơ hội.

Người tuổi Tuất thường phóng khoáng, thẳng thắn và rất trung thành… Nhưng trong phương diện ngoại giao lại không khéo ăn nói, không biết nịnh hót nên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong công việc.

Để khắc phục khuyết điểm này, người tuổi Tuất cần đến các yếu tố phong thủy trong bố trí không gian làm việc. Trong đó, chọn lựa cây cảnh hợp phong thủy là yếu tố rất quan trọng.

Cây kim ngân luôn xanh tốt quanh năm mang đến điểm sáng phong thủy nơi không gian làm việc của người tuổi Tuất. Vì vậy nên bày một cây kim ngân bên bàn máy tính làm vật hỗ trợ, chỉ đường dẫn lối cho mọi công việc và hoạt động của mình đi theo đúng quỹ đạo, không mắc phải sau lầm và nhanh chóng đạt được thành công.

Đối với người tuổi Hợi:

Tuổi Hợi thuộc tuýp người khoang dung, độ lượng, trầm tính, không câu nệ tiểu tiết. Về phong thủy, người tuổi Hợi có đường tài vận gặp nhiều tài lộc khá vượng, dễ phát, cho nên thường có tính tiêu xài bạt mạng, ít tiết kiệm.

Cây kim ngân phong thủy được đánh giá là sẽ giúp người tuổi Hợi có thể khắc phục các nhược điểm trên trong tính cách của mình.

Cây kim ngân hợp mệnh gì

Lá cây Kim Ngân màu xanh lục đại diện cho mệnh Mộc, vì vậy trong phong thủy hợp với mệnh Mộc và Hỏa (Mộc sinh Hỏa).

Tuy nhiên, điều đó cũng không quan trọng lắm, vì cây kim ngân màu xanh cố định, nên bạn có thể lựa chọn chậu trồng kim ngân hợp với bản mệnh của mình.

Năm sinh những người mệnh Mộc:

  • Nhâm Ngọ – 1942, 2002
  • Quý Mùi – 1943, 2003
  • Canh Dần – 1950, 2010
  • Tân Mão – 1951, 2011
  • Mậu Tuất – 1958, 2018
  • Kỷ Hợi – 1959, 2019
  • Mậu Thìn – 1988, 1928
  • Kỷ Tỵ – 1989, 1929
  • Nhâm Tý – 1972, 2032
  • Quý Sửu – 1973, 2033
  • Canh Thân – 1980, 2040
  • Tân Dậu – 1981, 2041

Năm sinh những người mệnh Hỏa:

  • Giáp Tuất – 1934, 1994
  • Ất Hợi – 1935, 1995
  • Mậu Tý – 1948, 2008
  • Kỷ Sửu – 1949, 2009
  • Bính Thân – 1956, 2016
  • Đinh Dậu – 1957, 2017
  • Giáp Thìn – 1964, 2024
  • Ất Tỵ – 1965, 2025
  • Bính Dần – 1986, 1926
  • Đinh Mão – 1987, 1927
  • Mậu Ngọ – 1978, 2038
  • Kỷ Mùi – 1979, 2039

Cây kim ngân có độc không

Hiện vẫn chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh và nói có chất độc hay không tồn tại trong cây, tuy nhiên thông thường những cây được sử dụng làm cảnh thì hầu hết không độc hại khi tiếp xúc lá, nên với những gia đình có trẻ em cần để ý kỹ không cho hái lá để ăn.

Cây kim ngân có nên đặt trong phòng ngủ?

Theo quan điểm phong thủy, phòng ngủ không nên đặt những loại cây to vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là khi về đêm các cây to thải ra nhiều khí CO2 sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự hô hấp.

Tuy nhiên bạn có thể đặt một cây kim ngân để bàn hay cây kim ngân 1 thân nhỏ trong phòng ngủ vì loại cây này có màu xanh nhạt tạo cho chủ nhà cảm giác tự tại, an nhàn mang tới giấc ngủ sâu.

Với những ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy thì cây Kim Ngân đã và đang được khá nhiều người ưa chuộng để làm cây cảnh trang trí nội thất, văn phòng, hay quà tặng với ý nghĩa đem tới may mắn, tài lộc.

Hình ảnh một số cây kim ngân

Cây kim ngân thủy sinh

Cây kim ngân ý nghĩa

Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân