Táo là một loại quả được rất nhiều người ưu chuộng vì vậy mà trồng táo mang lại giá trị kinh tế rất cao. Và trồng táo làm giàu là một ý tưởng không tồi. Nhưng để làm giàu bằng trồng táo các bạn cần một kỹ thuật trồng táo mang lại năng suất và chất lượng quả tốt.

Và các bạn hãy the dõi bài biết dưới đây của Fao để nắm được kỹ thuật trồng táo này nhé!

Những đặc tính chủ yếu của giống táo

Trồng táo khá đơn giản, cây có khả năng thích nghi và phù hợp với mọi loại đất. Năng suất cao và ổn định, không có nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm. Nếu đốn cây sớm năm sau cây sẽ cho quả sớm.

Trồng táo

Kỹ thuật trồng táo và quy trình chăm sóc

1, Thời vụ và khoảng cách trồng táo

Thời vụ trồng táo là vào mùa xuân từ tháng 2-4 , nếu cây giống ghép sớm thì có thể trồng từ tháng 11. Sang xuân nếu gặp thời tiết thuận lợi cây sẽ phát triển mạnh, cuối năm cây sẽ cho năng suất cao. Khoảng cách trồng phù hợp là từ 3 – 4 m một cây.

2, Cách đào hố trồng, phân bón lót

Khi trồng táo cần đào hố trồng có kích thước 40x40x40 cm . Trước khi trồng cần bón lót cho mỗi hố 15-20 kg phân chuồng + 0,5kg super lân + 0,3kg kali + 0,2 kg vôi bột. Trộn đều với đất, cho xuống hố rồi vun ụ lồi lên so với mặt đất khoảng 20cm.

Nếu không có phân chuồng thì các bạn có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng từ 5 – 7kg/hố.

3, Kỹ thuật trồng táo

Bắt đầu trồng táo các bạn khoét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây con ngang với mặt ụ, sau đó vun đất rồi nén chặt xung quanh bầu. Khi trồng song phủ rơm rạ xung quanh gốc một lớp dày từ 2-3cm và tưới ngay cho mỗi cây 2-3 gáo nước.

Kỹ thuật trồng táo

Chăm sóc và bón phân

Sau khi trồng táo song các bạn cần phải chăm sóc bằng cách tưới nước và bón phân cho cây để giúp cây phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Trong tuần đầu, mỗi ngày các bạn cần tưới cho cây 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều muộn, mỗi lần một thùng nước. Sau đó thì cách tầm 2-3 ngày tưới cho cây 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây đã phát triển cứng cáp thì sẽ tưới thưa hơn, cần đảm bảo đất luôn ẩm.

Khi trồng táo các bạn cần chú ý cây táo rất cần nước ở cái giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt là lúc đang phát triển. Nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cây thì chất lượng quả sẽ rất kém, quả nhỏ, vỏ dày , ăn chát.

Kỹ thuật trồng cây táo

Hàng năm các bạn cần bón phân cho cây táo sau thu hoạch và đốn cây, để hồi phục sức lực cho cây vụ xuân tới, với lượng phân bón cho 1 cây như sau: Phân chuồng từ 30-50kg, kali 3 đến 5kg, đạm ure 0,5-1kg, lân 5- 8 kg.

Phòng trừ sâu bệnh

Để có một kỹ thuật trồng táo hiệu qảu thì các bạn cần có những biện pháp phaongf trừ sâu bệnh hại hiệu quả. Và dưới đây Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng trừ những loại sau bệnh hại thường xuyên gây hại cho cây táo.

1, Bệnh hại cây táo

  • Bệnh thối rễ, nứt thân: Thường gặp ở các vùng đất ẩm ướt, bệnh này do nấm gây ra làm hư hại rễ cọc và có thể khiến cây chết. Cây bị bệnh nhìn thiếu sinh khí, tán lá xơ xác, lá chuyển màu xanh nhạt rồi rụng, cành cũng chết dần từ ngọn xuống thân chính.

Cách phòng trừ là chúng ta vẫn cần đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển nhưng tránh ẩm ướt quá mức ở vùng rễ, phát hiện sớm các vết thâm đen trong mạch gỗ và những vết nứt trên thân cây.

  • Bệnh khô cành: Do loại nấm Colletotrichum cloeosporiodes gây ra, nó xâm nhập vào cành làm cành khô chết. Khi xâm nhập vào quả qua vết thương thì nó làm quả bị nhũn. Ngoài ra, bệnh còn do cây bị nắng chiếu rọi trực tiếp trong thời gian dài.
  • Bệnh trên quả già : Do nấm gây ra khi quả đang phát triển tạo ra các đốm đen hình dấu cộng nhỏ trên vỏ quả, các điểm đen này sẽ nứt và tách ra, làm suy giảm chất lượng quả và giá bán.

Bệnh hại cây táo

Cách phòng trừ cần thường xuyên dọn vườn sạch sẽ, tạo vườn thông thoáng, sau khi đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa nấm.

2, Sâu hại

  • Côn trùng hại rễ: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, dế, kiến, sùng, đặc biệt là rệp sáp, tập trung gây hại ở tầng đất từ 0 – 50cm cách mặt đất, cây bị hại sẽ có lá vàng nhạt, cây suy yếu dần và dễ chết.
  • Bọ xít: Chích hút nhựa lá non, đọt non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non gây ra các chấm đen trên vỏ quả, làm rụng quả và là cửa ngõ để cho các loại nấm bệnh xâm nhập, làm giảm năng suất và chất lượng quả.
  • Mọt đục thân cành: Xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và cành dễ gãy.
  • Sâu cắm lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả, nhện đỏ. Trong tháng 6 tháng 7 thường có xén tóc đẻ trứng vào thân cây. Để phòng trừ thì các bạn nên sử dụng các loại thuốc sau:
  • Trừ nhóm sâu chích hút dùng các thuốc: Sherpa (0,1%), Monitor(0,1-0,2%), Trebon (0,1-0,2%), Dantiol(0,1-0,2%), Depterx(0,2%), Bi 58, Basudin.
  • Trừ nhóm sâu ăn lá thì dùng một trong các thuôc sau: Azodrin 50 DD (0,2%), Alieett(0,3%), Score(0,05%), Mancozeb(0,25%).
  • Đối với kiến, mối, bọ cánh cứng thì sử dụng thuốc: Basudin, , Sevidol, Lidanfor, để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộn đều theo tỉ lệ 1 thuốc – 10 cát rồi rắc xung quanh gốc và hố.

Thu hoạch
Táo sẽ cho thu hoạch sau 2-3 tháng từ khi cây ra hoa, khi quả căng mọng, vỏ sáng màu. Thu hoạch táo bằng cách thủ công và tránh làm dập nát trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.

Thu hoạch táo

Đốn Táo

Khi trồng táo thì còn phù thuộc vào đặc điểm của từng giống táo và mục đích mà có những cách đốn táo khác nhau. Cành quả của táo sẽ mọc ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy bạn cần đốn cành sao cho có nhiều cành ra trong vụ xuân, để có sản lượng cao.

Có 2 cách đốn cây táo như sau:

  • Đốn phớt: các bạn cần tiến hành sau vụ thu hoạch nhằm giúp cho cây đạt sản lượng cao và ổn định.
  • Đốn đau: Mục đích là tạo tán đối với cây còn nhỏ từ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn bằng cách cắt hết các loại cành chỉ để lại đoạn gốc của 3 cành lớn ra từ năm trước.

Cách đốn táo sau thu hoạch

Đến đây bài hướng dẫn kỹ thuật trồng táo của Fao xin được kết thúc. Hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn nắm được những kỹ thuật khi trồng táo và dễ dàng áp dụng vào thực tế vườn táo của mình. Chúc các bạn thành công! Goodbye!