Rau sam không chỉ được sử dụng để chế biến nhiều món ăn đặc biệt như xào, nấu canh, làm gỏi, … mà nó còn mang tác dụng giải nhiệt, làm mát, chữa trị bệnh táo bón, chống lão hóa và hỗ trợ chữa những bệnh về tim mạch, tiểu đường, gout,… cách trồng rau sam cũng vô cùng đơn giản.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng rau sam tại nhà cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để năng suất và chất lượng cây thu được là cao nhất nhé.
Mục Lục
Cách trồng rau sam sạch tại nhà
Bạn có thể tiến hành trồng rau sam từ hạt hoặc từ thân hay rễ đều được. Trong cách trồng rau sam Fao chia nhỏ thành 3 bước nhỏ, mỗi bước tương ứng với một công đoạn, mỗi công đoạn yêu cầu bạn cần nắm được những kỹ thuật trồng, cách trồng mà Fao hướng dẫn để hiệu quả nhất.
1, Cách trồng rau sam từ hạt
Hạt giống sau khi được thu hái thì cần phải xử lý bằng nước ấm (có tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh) ngâm trong nước trong vòng 6 đến 8 tiếng, vớt ra để cho chúng ráo nước, sử dụng que nhọn chọc lỗ sâu khoảng 1cm rồi cho hạt vào (mật độ từ 2 đến 3 hạt/ lỗ), lấp kín đất, sử dụng lưới che nắng cho luống gieo.
2, Cách trồng rau sam từ hom
Chọn lựa hom: Hom được lấy từ thân hoặc củ của cây mẹ, lấy từ đoạn gốc cho tới hết phần bánh tẻ của thân, hạn chế lấy phần ngọn quá non, bởi chúng dễ bị thối gốc khi giâm.
Sử dụng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, tránh dùng dao cùn sẽ làm cho cây bị trầy xước, ảnh hưởng xấu đến cây. Hom được cắt từ thân có chiều dài nằm trong khoảng từ 10 cho tới 20 cm và ít nhất trên mỗi hom có khoảng 3 đến 4 mắt lá.
Tiến hành tỉa bớt lá trên hom chừa lại khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm choc ây. Sau khi giâm khoảng thời gian là 10 đến 15 ngày hom bắt đầu hình thành rễ thì bắt đầu trồng rau sam.
3, Kỹ thuật trồng rau sam với quy mô lớn hơn
Có thể thực hiện cách trồng rau sam các luống đất với kích thước chiều rộng 1,2m x chiều cao từ 10 đến 20 cm, khoảng cách giữa các cây là 15 đến 20cm. Cũng có thể trồng rau sam trong chậu hoặc thùng xốp đều được.
Đất được sử dụng để trồng rau sam được pha trộn theo tỉ lệ : 80% đất thịt + 10% tro trấu hoặc rơm mục cùng với 10% phân chuồng hoại.
Chăm sóc
Đây là công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển của rau sam, vì vậy bạn cần phải thường xuyên tới nước cho cây với liều lượng vừa đủ để cây sinh trưởng đều nhé.
Nếu thấy cây xuất hiện sâu bệnh thì cần phải nhanh chóng tiêu diệt chúng bằng cách, bắt trực tiếp bằng tay nếu chưa xuất hiện quá nhiều, khi tình trạng bệnh đã năng thì cần phải có sự trợ giúp từ thuốc trừ sâu.
Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, đặc biệt là vào những ngày hè nắng hạn. Kết hợp với việc nhổ toàn bộ cỏ dại và ngăn chặn sâu xám ăn lá và chồi non.
Thu hoạch
Chắc chắn đây là công đoạn bạn mong chờ nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng rau sam đúng không nào. Tuy nhiên khi thu hoạch thì bạn cần dựa vào đặc điểm phát triển của cây cũng như thời gian kể từ khi trồng rau sam để thu hoạch.
Tránh thu hoạch quá muộn, lúc đó cây đã già ăn sẽ hết vị ngon như ban đầu và chất dinh dưỡng có trong cây cũng giảm sút rất nhiều.
Cây rau khi sinh trưởng có chiều cao hoặc chiều dài từ 20 cho tới 30cm thì có thể bắt tay vào thu hoạch để chế biến. Sử dụng dao sắc cắt phần thân chồi lá non.
Sau khi thu hoạch cần tiến hành bón thúc bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế để cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sam sớm ra đốt non mới. Nên thay thế và trồng rau sam mới hàng năm.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng rau sam cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc rau sam để chất lượng thu được là cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây rau sam xanh tươi, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhé. Chúc các bạn thành công!