Cách Trồng Rau Mầm Tại Nhà “HIỆU QUẢ NHẤT”
Hi! Chào bạn! Có phải bạn đang muốn trồng rau mầm tại nhà nhưng vẫn phân vân vì chưa có nhiều kiến thức về đặc điểm và cách trồng rau mầm hay những loại rau mầm nào không nên sử dụng.
Trong bài viết này Fao cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất khi trồng rau mầm nhe!
Những điều cần biết khi trồng rau mầm
Trồng rau mầm chỉ từ 5-7 ngày là có thể thu hoạch. Đây là một loại rau dễ ăn, có chứa nhiều các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như chất đạm, các enzym có ích và vitamin. Các loại rau mầm phổ biến thường được trồng như rau muống, củ cải, cải bẹ…
Ăn rau mầm thường xuyên có thể giúp nhanh bổ sung chất khoáng, ngừa ung thư, mọc tóc, cung cấp chất xơ, protein,.
Rau mầm dễ ăn và có mùi vị khá thơm ngon. Là một thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bạn chỉ cần ăn một lượng nhỏ rau mầm mỗi ngày cũng đã cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, rau mầm còn là một món ăn thay đổi khẩu vị tuyệt vời.
Rau mầm là gì?
Rau mầm là những mần non mới mọc có thể sống không cần đất, chỉ cần giá thể xơ dừa. Hầu hết các trường hợp hạt giống tự nhiên phát triển đến giai đoạn thu hoạch làm rau mầm đều không cần đất để phát triển.
Rau mầm rất mềm và mộng nước, rau mầm có thể sử dụng được cả cây, bao gồm cả lá, thân và dễ mầm sạch. Rau mầm cũng là một nguyên liệu tuyệt với dùng làm bánh sandwich hay salad.
Cách trồng rau mầm không cần đất tại nhà
Cách trồng rau mầm khá đơn giản, các bạn chỉ cần chú ý một vài những đặc điểm nhỏ và các kỹ thuật trồng rất cơ bản thì các bạn có thể tự trồng rau mầm tại nhà được rồi. Không dài dòng nữa chúng ta cùng đến ngay với cách trồng rau mầm nhé!
1, Chọn hạt giống rau mầm
Khi trồng rau mầm nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm ở những nơi uy tín và có nguồn gốc rõ ràng.
Tuyệt đối không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc để trồng vì những loại hạt giống này thường có thể chứa chất bảo quản gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống chuyên dùng như: củ cải trắng, cải xanh, rau muống, cải ngọt, rau dền…
2, Đất trồng (giá thể)
Qua nhiều thử nghiệm khoa học và kinh nghiệm trồng rau mầm thực tế, giá thể từ bụi xơ dừa đã qua xử lý được cho là tốt nhất để trồng rau mầm do đặc tính ưu việt của nó.
Loại giá thể này khi trồng chỉ cần sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng trong những lần trồng sau.
Nếu lấy khay xốp có kích thước 40cm x 50cm x 7cm thì cần 2kg giá thể và 30 – 40g hạt giống là đủ bạn tính dựa trên tỉ lệ như này là được.
Theo nghiên cứu và thực tế trồng thi xơ dừa được dùng để làm giá thể trồng rau mầm là hợp lý nhất vì nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng.
3, Khay
Để trồng rau mầm thì bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng để tiện lợi và dễ sử dụng nhất thì các bạn nên sử dụng khay xốp.
Trong kỹ thuật trồng rau mầm thì cần tùy theo kích thước của khay mà đóng kệ có kích thước sao cho phù hợp. Có thể đóng kệ sắt hay gỗ đều được.
4, Giấy lót
Khi trồng rau mầm để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau các bạn sẽ dùng giấy mềm. hoặc giấy mua ở hàng mã để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt.
5, Bìa carton
Bìa carton được dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
6, Bình tưới
Vì rau mầm rất nhỏ và mềm nên bạn phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới.
7, Cách trồng rau mầm
Bước 1: Ngâm hạt
Cách trồng rau mầm, chỉ nên lấy khoảng 2 – 3 muỗng nhỏ hạt giống vì sau đó cây mầm sẽsinh trưởng phát triển và chiếm đủ diện tích của lọ và khay trồng của bạn.
Hạt giống rau mầm cần được rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 45-500C trong thời gian từ 2-5 tiếng tùy theo loại hạt: hạt dày vỏ thì bạn cần ngâm lâu còn hạt mỏng vỏ thì ngâm thời gian ít hơn.
Đối với rau ăn lá:
- Cải xanh, xà lách, rau rền: ngâm hạt trong khoảng 3 – 5 tiếng và ủ khoảng từ 8 – 12 tiếng
- Mồng tơi, rau muống: Cũng ngâm khoảng từ 3 – 5 tiếng nhưng cần ủ lâu hơn khoảng từ 12 – 36 tiếng
Đối với các loại rau gia vị:
- Kinh giới, tía tô: Tùy loại vỏ dày hay mỏng mà gâm khoảng từ 3 – 8 tiếng và ủ hạt trong khoảng 12 – 14 tiếng
- Cần, ngò gai, hẹ, hành: loại này cần phải ngâm khá lâu khoảng 8 – 12 tiếng và ủ khoảng 12 tiếng đến 1 ngày.
Đối với rau ăn trái:
- Mướp, bầu, cà tím, cà chua, bí, dưa leo: ngâm khoảng từ 5 đến 8 tiếng và ủ hạt khoảng 12 đến 14 tiếng
- Đậu bắp: ngâm hạt trong khoảng 8 – 12 tiếng và cũng ủ hạt trong khoảng 12 – 14 tiếng
- Đậu rồng, khổ qua: loại này vỏ thường khá dày nên cần ngâm khoảng từ 12 – 14 tiếng và ủ khoảng 1 đến 2 ngày.
Khi trồng rau mầm thì sau khi ngâm ta cần loại bỏ được các loại hạt lép và hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo nước. Mục đích của việc để ráo hạt là giúp chúng ta dễ dàng khi gieo.
Bước 2: Làm giá thể
Khay xốp dùng để trồng cần dày khoảng 2-3 cm. Bề mặt giá thể cần phải bằng phẳng để tránh khi gieo bị dồn hạt. Sau đó phun nước làm ướt giá thể rồi trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2 cho giá thể.
Bước 3: Gieo hạt
Kỹ thuật rau mầm thì chúng ta có thể gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo như nào thì còn tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng mật độ trung bình khoảng 10gr hạt / 40cm2 bề mặt giá thể.
Dùng bình tưới phun nhẹ một lần nữa sau đó dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
Bước 4: Chăm sóc cây
Trồng rau mầm thì chỉ sau 2 đến 3 ngày hạt sẽ nảy mầm đều, sau đó chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và mưa.
Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, một ngày tưới cho rau mầm 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.
Bước 5: Thu hoạch
Bạn có thể nhổ rau lên khỏi mặt giá thể rồi dùng kéo cắt bỏ rễ hay dùng dao xén sát gốc. Rửa lại rau mầm bằng nước sạch và có thể sử dụng được ngay.
Chú ý: nếu rau chưa sử dụng ngay thì không nên rửa mà cho rau mầm vào túi và để trong ngăn mát của tủ lạnh, như vậy tránh rau bị thối và có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 – 5 ngày.
Một số chú ý khi trồng rau
Trồng rau mầm thì các bạn cần để ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không được trồng ở nơi có ánh nắng, gió lùa và mưa trực tiếp.
1 đến 2 ngày sau khi gieo, chúng ta cần giở giấy Carton ra để tưới phun sương nhẹ chỉ vừa đủ ướt mặt khay. 1 ngày trước khi thu hoạch bạn cần giảm tưới hoặc ngưng tưới tùy theo độ ẩm của giá thể.
Danh sách các loại rau mầm không nên ăn
Rau mầm có những tác dụng tốt cho cơ thể nhưng một số loại rau, củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người gây ngộ độc hay ung thư. Vì thế, đối với một số loại mầm sau đây, bạn tuyệt đối cần tránh xa:
- Đậu ván già
- Dưa dây
- Khoai lang
- Khoai tây
- Măng
- Cây sắn
- Đậu kiếm
- Đậu mèo
- Đậu trứng chim
Bài viết của Fao đến đây là kết thúc. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có được những thông tin cần thiết để trồng rau mầm. Chúc các bạn thành công và luôn vui vẻ! Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau!