Lan kiều là một loài lan rừng mang vẻ đẹp kiều diễm, kiêu sa giống như một nàng công chúa trong rừng, toát ra vẻ quyền quý, thanh cao nhưng lại rất gần gũi với đời thường.

Khi những bông hoa lan kiều tím nở rộ làm cho ngôi nhà bạn trở nên nổi bật, tâm hồn phấn chấn, không khí tươi mới bao quanh cả căn nhà.

Việc có thể tự tay trồng được một chậu lan kiều tím nở hoa rực rỡ cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan kiều cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé!

Đặc điểm của lan kiều tím

Đây là loài hoa được đánh giá là loài hoa đẹp nhất ở Việt Nam, nó mang trên mình một vẻ đẹp huyền bí, người ta thường gọi là đại diện cho sự thủy chung và chân thành.

Vì vậy nó thường là sự lựa chọn của nhiều người dùng làm quà tặng, mang rất nhiều ý nghĩa hoặc trồng chúng ngay trong khu vườn của mình thì thực sự không có gì sánh bằng.

Đặc điểm của lan kiều tím

Để nhận biết lan kiều tím cũng không hề khó khăn ở vẻ bề ngoài. Lan kiều thường được ví với sức sống mạnh mẽ, bởi phần lá của nó rất cứng, đây cũng là điểm nhận dạng đầu tiên của nó. Lá có hình dáng hơi nhọn và thân thuôn dài màu đen, trên thân cây thường xuất hiện 4 tới 5 lá.

Chúng ta đã rất may mắn khi được mẹ thiên nhiên ban cho một loài hoa đẹp “xuất sắc” như hoa phong lan kiều tím. Bông hoa có 5 cánh, nghe tên lan kiều tím thôi thì chúng ta đã hình dung ra màu sắc của nó đúng không nào, màu tím đặc trưng của hoa thật thuần khiết và tinh tế.

Điểm thêm màu tím thuần khiết kia là họng hoa màu vàng dễ làm “rung động” của nhiều tâm hồn người ngắm hoa.

Cách trồng lan kiều tím

Cách trồng lan kiều chắc chắn thu được thành quả tuyệt vời nếu bạn áp dụng những bước mà Fao hướng dẫn dưới đây đó. Hãy đọc kỹ để không bỏ xót công đoạn hay những mẹo nhỏ nào nhé.

1, Chuẩn bị giá để trồng lan kiều tím

Có thể sử dụng chậu hoặc gỗ để trồng lan kiều tím, trước khi tiến hành trồng cây thì cần tưới nước vào chậu gốc để dễ dàng bóc cây chuyển sang khối gỗ hoặc chậu mới để trồng.

Gỗ ghép lan kiều tím

2, Kỹ thuật trồng lan kiều tím

Bước tới bước này bạn nên nhẹ nhàng và cẩn thận đặt hoa cho ngay ngắn, thẳng theo hướng mặt trời và dùng lực nhẹ nhàng trong khi trồng, nếu dùng sức quá nhiều sẽ khiến rễ cây bị rụng và đứt gãy.

3, Những điều cần ý trong kỹ thuật trồng lan kiều tím

  • Về kỹ thuật: cố định chắc chắn gốc lan, không để gốc bị dịch chuyển hay lung lay. Không để giá thể trồng lan kiều tím làm lấp mất gốc lan, ảnh hưởng tới mầm non của cây về sau này.
  • Về thẩm mỹ: Muốn cây mang tính thẩm mỹ cao thì hạn chế đóng đinh sắt để ghép hướng của bụi lan hướng vào phía trong chậu trồng. Những cây có độ to ngang nhau thì ghép chung chúng vào cùng một chậu.

Cách ghép lan kiều tím

Cách chăm sóc lan kiều tím

Chỉ cần hoàn thiện nốt bước chăm sóc lan kiều tím thì bạn đã thành công trong việc trồng lan trầm tím rồi đó và có thể sở hữu 1 chậu lan tuyệt vời.

  • Lan Kiều Tím cần nhiều ánh sáng để nuôi cây, nhưng không được để cây dưới ánh nắng trực tiếp tránh cây bị cháy lá. Mùa hè thì thời tiết rất nắng nóng, nếu nhà bạn có mái che phía trên thì đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cây.
  • Nhiệt độ phù hợp khoảng từ 15 đến 25°C (cây có thể chịu lạnh tới 3.3°C và nóng tới 38°C). Khi tới mùa sinh trưởng (bắt đầu từ tháng 2 tới tháng 8 dương lịch) thì đây là lúc cây cần nhiều độ ẩm.
  • Tuy nhiên, giá thể bạn đã chọn phải thoáng và thoát nước nhanh đê. Nếu vào mùa sinh trưởng của cây, khi bạn tưới nước mà nước còn đọng lại trong mầm mới mọc thì chắc chắn sẽ bị thối ngọn luôn.
  • Độ ẩm tốt nhất cho cây nằm trong khoảng 60 đến 70% và thoáng gió. Ghép cây, ghép dớn hay bỏ chậu chú ý để cây ở những nơi râm mát, sau khi cây bắt đầu ra rễ mới cho lan tiếp xúc với ánh nắng.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng lan trầm cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt đẹp này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan trầm tím nở hoa rực rỡ ngay trong sân vườn nhà mình nhé. Chúc bạn thành công!