Nhắc đến những loại lan ấn tượng bởi vẻ đẹp thì không thể bỏ qua cái tên lan cattleya. Và cách trồng lan cattleya cũng không hề khó. Vẻ dẹp kiêu sa đài các của lan cattleya đủ sức làm lép vế bất cứ loại lan nào khi đứng cạnh chúng.

Đặc biệt hương thơm vô cùng quyến rũ của những bông hoa đã làm cho những người trong giới chơi lan tò mò và xôn xao tìm mua giống lan này bằng được.

Việc có thể tự tay trồng được một chậu lan cattleya nở hoa tuyệt đẹp cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng lan cattleya ra hoa cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé!

Đặc điểm của lan Cattleya

Lan cattleya được chia thành 2 nhóm chính là: nhóm có 1 lá và nhóm có 2 lá. Trong đó:

  • Nhóm 1 lá: Mỗi giả hành chỉ có duy nhất 1 lá và chỉ ra 1 đến 2 hoa to nở rất đẹp.
  • Nhóm 2 lá: Mỗi giả hành gồm có 2 lá, có chùm hoa gồm 5 đến 7 bông nhưng hoa nở không to.

Đặc điểm của lan cattleya

Giả hành của cây lan cattleya có nhiệm vụ là dự trữ nước và chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cây. Giả hành có hình dáng mập và lùn, rễ dài và nhỏ mọc từ căn hành bám sát vào giá thể, cây không phát triển theo chiều dọc mà phát triển theo ngang.

Đỉnh của giả hành thường có 1 hoặc 2 lá to, chính giữa là lưỡi mèo bao bọc lấy phần phát hoa, phát hoa vươn lên và xuyên qua lưỡi mèo để ra hoa. Trung bình tần suất sinh ra giả hành mỗi năm của cây lan cattleya là 3 giả hành mới, nhưng nếu chăm sóc tốt cho chúng thì có thể mọc ra đến 5 tới 6 giả hành mới.

Cách trồng lan cattleya ra hoa

1, Cách chọn cây giống khi trồng lan Cattleya

Để có thể thành công với kỹ thuật trồng lan cattleya thì việc chọn giống là vô cùng quan trọng. Muốn lan cattleya phát triển tốt thì cần bạn phải chọn ra những nhánh lan to khỏe, cứng cáp với tép lá màu xanh tốt và to, không có sâu bệnh.

Cây giống lan cattleya

Sau khi tiến hành cắt nhánh ra khỏi cây mẹ thì bạn phải để chúng ở những nơi thoáng mát trong khoảng 1 tuần.

Sau đó đem nhánh vào ngâm với dung dịch khử trùng physan trong vòng 10 phút rồi vớt ra và chờ ráo nước. Sử dụng thuốc trị nấm bệnh để tiếp tục ngâm nhánh cây, sau đó 3 ngày bạn mới đem ra trồng.

2, Giá thể trồng lan Cattleya

Chọn giá thể trồng lan cattleya cũng là một việc khá quan trọng của loại phong lan này. Giá thể được nhiều người chọn lựa để sử dụng nhiều nhất là loại chậu làm bằng đất nung có dây treo.

Cấu tạo giá thể:

Cấu tạo giá thể rất quan trọng, nó là điều kiện quyết định của sự phát triển lan Cattleya, vì thế tùy theo từng mùa trong năm thì sẽ thay đổi cấu tạo giá thể cho cây. Khi áp dụng phương pháp trồng trên thân cây chết và thân cây sống thì lớp vỏ chính là giá thể của thân cây được trồng.

Với kỹ thuật trồng lan cattleya bằng chậu thì giá thể phải thật thoáng mát. Một giá thể bịt quá kín giúp người trồng không phải tưới nhiều nước nhưng cây rất có thể sẽ bị chết vì thối rễ đặc biệt là trong mùa mưa.

Một phần đáy thật thoáng thì giá thể sẽ tránh được sự úng nước và nếu phần bề mặt hơi khít kín rất tốt cho sự phát triển của phong lan Cattleya.

Đối với những vùng có khí hậu lạnh, nếu cấu tạo giá thể quá thông thoáng sẽ đem lại những bất lợi về sự sinh trưởng của cây vì nhiệt độ thấp, vào ban đêm do quá lạnh nên các đầu rễ thui chột đi và bộ rễ bị teo dần, cây khó có thể phát triển hoặc phát triển èo uột.

3, Kĩ thuật trồng lan Cattleya

Kĩ thuật trồng lan cattleya này cũng cần một chút khéo léo của bàn tay người trồng. Bạn tiến hành đặt nhánh lan vào mép của chậu. Sử dụng dây để cuốn thật chặt lại không cho xiêu vẹo hoặc nghiêng ngả.

Lưu ý, nhiều người thường đặt nhánh lan ở giữa chậu nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ nếu đặt ở vị trí đó sau này lan sẽ phát triển lên và tràn ra ngoài sẽ mất đi vẻ đẹp của cây.

Trong gian đoạn mới trồng cây vào chậu thì không cần thêm bất cứ giá thể nào vào bên trong. Khi cây lan bắt đầu ra rễ mới thì bạn dần dần cho than vào chậu.

Cách trồng lan cattleya

Trước khi cho than vào chậu thì than phải sạch sẽ và khi xếp không nên để than ngập rễ cây mà cần phải giữ khoảng cách để rễ có thể ăn xuống dưới từ từ. Sau 1 khoảng thời gian thì phần rễ đã ra dài và bám sâu xuống dưới, lúc đó mới tiến hành phủ một lớp dớn lên trên bề mặt chậu giúp giữ ẩm đất.

Chú ý: Trong khoảng thời gian lan của bạn ra rễ thì bạn nên phun một ít chất tăng trưởng cho chậu phong lan với tần suất khoảng 1 tuần một lần để giúp cây ra rễ nhanh chóng.

Một khi lan bắt đầu ra rễ và bám sâu vào đất thì bạn nên cung cấp thêm phân bón cho chúng bằng loại phân NPK 20:10:10.

Cách cho lan Cattleya ra hoa

Theo chia sẻ của những người đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật trồng lan cattleya thì khi cây ra khoảng 5 tép và khi đến tép thứ 6 bạn có thể bắt đầu tiến hành kích cho chúng ra hoa được.

Khi tép thứ 6 bắt đầu nhú ra thì bạn chuyển sang sử dụng phân NPK để phun có lượng lân cao như 19:31:17 phun đều lên trên khắp thân rễ của chúng.

Chia lượng phân đó thành 3 lần mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. Sau đó chuyển sang loại phân NPK có lượng lân 20:20:20 để tiếp tục phun, sau 3 lần thì cây bắt đầu nhú hoa.

Khi cây bắt đầu có nụ thì bạn chuyển sang phun loại phân có hàm lượng kali cao hơn để tránh cho cây không bị rụng hoa và màu sắc hoa được tươi đẹp.

Cách chăm sóc lan cattleya

Bạn nên tham khảo một số lưu ý nhỏ dưới đây để giúp cây phát triển tốt nhất nhé:

  • Lượng nước tưới cho lan có độ pH từ 6 đến 7 là phù hợp nhất.
  • Vào mùa hè, có ánh năng thì bạn tưới đều đặn 2 lần một ngày, mùa mưa thì giảm lượng nước tưới cho cây đi và chú ý tránh cho gốc cây bị ngập úng nước.
  • Ánh sáng phù hợp cho cây khoảng 50%.
  • Nếu bạn chăm sóc tốt thì cây lan cattleya sẽ tự động ra hoa mà không phải thực hiện thêm công đoạn nào khác nữa.

Còn nếu muốn cây lan ra hoa đúng theo mong muốn của bản thân thì bạn áp dụng phương pháp kích cho ra hoa.Tuy nhiên cần nhớ kĩ thuật cần thực hiện đó là ở chồi thứ 6 vừa nhú lên khoảng 4 đến 5cm thì bạn phải xử lý chúng ngay.

Thời điểm thay chậu trồng cây

Bạn có thể trồng lan cattleya tới hơn 10 năm là chuyện rất bình thường. Chính vì vậy mà việc thay chuậu cho cây là rất cần thiết.

Thay chậu cho lan cattelya

Việc thay chậu và chiết cây bạn có thể thực hiện chúng vào bất kì khoảng thời gian nào trong năm nhưng tốt nhất vẫn nên chọn vào thời điểm cây phát triển mạnh nhất để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.

Bạn cần thường xuyên quan sát cây để xem cây có bị sâu bệnh, thiếu nước,… hay kích thước của cây bắt đầu lớn hơn thì lúc này là rất cần thiết để thay chậu mới và tách thành những cây con.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng lan cattleya cũng như cách chăm sóc cho loài hoa tuyệt vời này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một chậu lan cattleya với những bông hoa rực rỡ ngay trong sân vườn nhà mình nhé!