Dâu tây là loại cây ưa thời tiết ôn đới, ở Việt Nam thì nơi trồng phù hợp, tốt nhất là Đà Lạt . Tuy nhiên, đã mang trong mình niềm đam mê thì dù ở đâu cũng có thể trồng dâu tây được, kể cả miền nam nhé!

Hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng dâu tây ở miền nam cũng như cách chăm sóc loại cây tuyệt vời này mà chất lượng đem lại không kém gì Đà Lạt nhé!

Trồng dâu tây ở miền Nam cần những điều kiện gì?

Một số việc làm dưới dây sẽ giúp bạn có thể tiến hành trồng dâu tây ở miền Nam dễ dàng hơn rất nhiều đó.

– Chọn đất trồng: Dâu tây là loại cây phù hợp với loại đất thịt nhẹ vì vậy việc lựa chọn đất trồng là một phần quan trọng không thể bỏ qua.

Nếu chọn đúng thời kì để gieo hạt hoặc đem giống về trồng mà không có loại đất phù hợp thì cây cũng khó có thể phát triển mà nếu có phát triển được thì sản lượng thu được cũng không cao thậm chí không có.

Đất trồng dâu tây cần có hàm lượng chất hữu cơ cao, đất vừa có thể giữ được độ ẩm cũng phải vừa thoát nước tốt. Nếu có điều kiện thì bạn nên lựa chọn đất hữu cơ đêt trồng cho cây, giúp đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng nhé.

Cách trồng dâu tây ở miền nam

– Chọn giống: Khi chọn hạt giống bạn nên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không bị rách, ẩm…. cần chọn những loại hạt giống có chỉ số nảy mầm cao được mua tại nhà thuốc thực hay những nơi uy tín, chất lượng.

Nếu chọn cây giống thì nên chọn những cây dâu tây có đường kính từ 10 tới 15cm. Tình trạng cây khỏe mạnh, chắc khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh, cây sinh trưởng, phát triển đều đặn.

Thời gian thích hợp để tiến hành trồng dâu tây tại nơi có khí hậu nóng

Thời gian để có thể trồng dâu tây phù hợp nhất là khoảng tháng 9 đến tháng 10 dương lịch. Vì trong thời điểm này là lúc cuối mùa mưa. Độ ẩm rất phù hợp để cây nẩy mầm, trồng dâu tây vào giai đoạn này thì mức độ thành công lên tới 90 đến 100%.
Ngược lại, nếu tiến hành trồng dâu vào mùa nắng nóng thì tỉ lệ cây sống sót chỉ khoảng 70%.

Dâu tây không phải là loài cây khó trồng, bạn chỉ cần bạn biết chọn đúng thời điểm, khí hậu phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ thu được cả vườn dâu tây cùng những trái chín mọng cho mà xem.

Cách trồng dâu tây ở miền nam

1, Chọn đất trồng

Dâu tây vốn là loài cây phù hợp với loại đất thịt nhẹ vì vậy việc lựa chọn đất trồng là một phần quan trọng không thể bỏ qua.

Nếu chọn đúng thời kì để gieo hạt hoặc đem giống về trồng nhưng không có loại đất thích hợp thì cây cũng khó có thể phát triển mà nếu có phát triển được thì sản lượng cũng không cao thậm chí không có.

Đất trồng dâu tây ở miền nam

Đất trồng dâu tây cần chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, đất vừa phải giữ được độ ẩm vừa phải thoát nước tốt. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng đất hữu cơ để trồng giúp đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn cho cây nhé.

2, Chọn giống

Nên lựa chọn những hạt giống dâu tây còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không bị rách, ẩm…. nên chọn lựa những loại mang chỉ số nảy mầm cao.

Nếu bạn chọn cây giống để trồng dâu tây thì nên chọn những cây có đường kính từ 10 tới 15cm . Tình trạng cây khỏe mạnh, chắc khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh, cây phát triển đều.

3, Gieo trồng

a, Gieo hạt

Bạn có thể tiến hành gieo hạt trong những chậu nhỏ đã được đựng đầy đất hữu cơ và chậu có lỗ thoát nước thật tốt.

Nếu trồng dâu tây trong chậu bạn nên chọn những loại chậu có đường kính 20 cm đây là kích thước lý tưởng, phù hợp nhất cho dâu phát triển và sinh trưởng đến lúc cây trưởng thành.

Gieo hạt dâu tây ở miền Nam

Nếu có thể thì bạn làm một khu vườn riêng cho chúng cùng với các khay nhựa và loại đất hữu cơ. Cho tới khi chúng phát triển mạnh thì đưa ra trồng riêng trong chậu để đảm bảo cho sự phát triển của cây.

b, Trồng cây

Bạn có thể mua sẵn cây giống rồi mang chúng về nhà chăm sóc, chuyển chậu để đảm bảo cho chất lượng của đất trồng.

Cách chăm sóc cây dâu tây ở nơi có khí hậu nóng – miền Nam

Chỉ cần áp dụng những típ nhỏ để chăm sóc dâu tây dưới đây là bạn đã có thể thành công trong việc thực hiện cách trồng dâu tây ở miền Nam rồi đó, hãy đọc kĩ nhé.

  • Dâu tây là loại cây ưa ẩm nên chỉ cần một buổi nắng là đủ. Nhưng phải đặt dâu tây ở chỗ có thể đón được ánh nắng sáng nhiều nhất.
  • Tưới nước đều đặn cho cây theo định kì 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới đều để cho đất vừa đủ ẩm, tránh sử dụng những nguồn nước mương suối, chỉ sử dụng các loại nước sạch, nước bẩn dễ gây sâu bệnh, không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho đất bị úng, chết cây.
  • Khi chuyển cây dâu tây từ khay ươm sang chậu hoặc luống để trồng thì cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt trong quá trình chuyển cây. Vì vậy, nên che nắng cho cây trong 2 tới 3 từ ngày bắt đầu chuyển cây sang chậu, luống
  • Thường xuyên xới đất để đất được tơi xốp và giúp cây được thông thoáng.
  • Để cây dâu tây phát triển mạnh và ổn định trong thời kì đầu bạn nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để giúp cây sinh trưởng mạnh nhất có thể.
  • Trong thời kì thu hoạch, để trái lớn đều bạn nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán với số lượng hoa trái trên cây. Nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tiến hành tỉa bớt những hoa, nụ, trái dị dạng và bị nhiễm sâu bệnh. Thường xuyên cắt tỉa những lá già và lá bị sâu giúp cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng.
  • Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển cần lưu ý thường xuyên bón phân để tăng cường chất dinh dưỡng cho cây.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng dâu tây miền Nam cũng như cách chăm sóc loài cây tuyệt vời này rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một khóm hay cả vườn dâu tây với những trái chín mọng, thơm lừng với khí hậu miền Nam này nhé. Chúc các bạn thành công!