Khi nghe đến cách trồng cà chua thân gỗ có thể bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên và lạ lẫm. Bởi thông thường cà chua thường được trồng là cà chua thân leo, thân mềm.
Hiện nay trên thị trường, cà chua thân gỗ là một loại hàng “HIẾM” và giá khá đắt đỏ cho mỗi kg cà chua thân gỗ, vậy tại sao bạn lại không tự tay trồng cà chua thân gỗ ngay tại vườn nhà mình.
Đối với cách trồng cây cà chua thân gỗ cũng như cách chăm sóc chúng thì không khác với những giống cà chua thường chỉ có thời gian lúc đầu đòi hỏi việc chăm sóc cầu kỳ hơn một chút.
Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng cây cà chua thân gỗ cũng như kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về nguồn gốc của cà chua thân gỗ
Nguồn gốc của loài cây này là khu vực dãy Andes của Châu Mỹ. Các nước Chile, Ecuador, Peru, Columbia… Hiện nay đã được mở rộng và trồng với quy mô lớn ở rất nhiều nước trên thế giới.
Cây được du nhập vào Việt Nam nhờ công sức của giáo sư Phạm S (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) kết hợp cùng với vườn ươm KEW – Hoàng Gia Anh. Tiến hành trồng cà chu thân gỗ thử nghiệm tại Lâm Đồng và cho kết quả khả quan.
Thích hợp để nhân rộng trên khắp những địa bàn khác tại Việt Nam. Cây cà chua thân gỗ được cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ số 4-2015-34019 cùng với cái tên thương mại là Magic-S
Những ưu điểm của cây chua thân gỗ
Vô vàn những ưu điểm mang lại nếu bạn thực hiện cách trồng cây cà chua thân gỗ đó.
- Mang giá trị dinh dưỡng cao, quả chứa nhiều vitamin A beta-carotene, những chất chống ô xi hóa lycopene…
- Có giá trị kinh tế cao: Tại thị trường Việt Nam, giá của cà chua thân gỗ khoảng 1 triệu đồng/1kg. Thị trường rộng rãi, có thể áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP để cung cấp trong nước hay xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
- Cây dễ chăm sóc, dễ trồng phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng tại Việt Nam. Đặc biệt là những tỉnh Tây Nguyên
- Có thể bảo quản quả sau thu hoạch một cách dễ dàng: Tại nhiệt độ 8 độ C, có thể bảo quản quả lên tới 75 ngày. Phù hợp để vận chuyển đi xa, tiêu thụ rộng rãi.
Cách trồng cây cà chua thân gỗ
Áp dụng 3 kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ dưới đây mà Fao chia sẻ thì chắc chắn bạn sẽ không mất nhiều công sức ở bước chăm sóc cây đâu nhé.
1, Đặc tính sinh thái, phương pháp nhân giống cà chua thân gỗ
Cà chua thân gỗ thuộc loại cây dạng bán gỗ. Chiều cao của chúng khoảng 2 tới 3m, cho quả sau 1 tới 1,5 năm trồng. Tuổi thọ trung bình của cây khoảng 5 tới 10 năm (Tùy vào chất dinh dưỡng cung cấp cho cây cũng như cách chăm sóc).
Có thể trồng cà chua thân gỗ theo phương pháp ươm hạt, bởi theo phương pháp này ít bị thoái hóa giống. Hạt giống được lựa chọn từ những cây sai quả, phát triển mạnh, quả to tròn, màu quả đậm, đẹp mắt.
Tiến hành rửa sạch, sau đó phơi khô trước khi ươm hạt. Thời kì ươm hạt phù hợp nhất là vào đầu mùa xuân. Theo nghiên cứu của một số tài liệu nước ngoài, để hạt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 24 tiếng sẽ làm cho tăng tỷ lệ nảy mầm.
Hạt giống ươm trong khay đất mịn, sạch, giữ đủ độ ẩm cho cây, nhiệt độ khoảng 24 tới 29 độ C. Cây sau khi đã nảy mầm và có chiều cao khoảng 5cm, thực hiện đặt cây vào chậu ươm hoặc bầu ươm. Chăm sóc cẩn thận cho cây lên khoảng 25cm trở lên là có thể tiến hành trồng được.
2, Chuẩn bị đất và mật độ trồng cà chua thân gỗ
Hố để trồng cà chua thân gỗ bạn cần chuẩn bị trước 1 tháng. Theo kích thước 40 x 40 x 40cm. Trộn đều hôn hợp gồm đất mặt khoảng 10 tới 15kg phân chuồng + 0,3 đến 0,5 kg supe lân + thuốc chống nấm rễ Trichoderma. Giữa các hố (Mật độ trồng) cách nhau khoảng 3×3 met.
Đất để trồng cà chua thân gỗ cần thông thoáng, thoát nước tốt, có độ pH khoảng 5,8 tới 7.0. Trồng cây ở những nơi có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời, chắn gió tốt.
3, Kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ
Cách trồng cây cà chua thân gỗ không hề gây khó khăn cho bạn, nó tương tự như cách trồng cà chua thông thường, vì vậy những bước này thực hiện rất rễ ràng.
Cây giống của cà chua thân gỗ hay được ươm trong bầu ươm nilon hoặc chậu nhựa. Khi trồng cần sử dụng dao kéo, nhẹ nhàng dùng dao tách lớp vỏ chậu hoặc bao nilon bên ngoài, nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu.
Đặt cây vào chính giữa của hố. Lấy tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc. Chính giữa hố trồng phải cao hơn mặt đất khoảng 5 tới 10cm, tránh gây tình trạng đọng nước.
Sau khi trồng cà chua thân gỗ cần thực hiện cắm cọc cố định cây, tránh bị gẫy đổ. Trong suốt quá trình trồng cũng nên sử dụng cọc để cố định cây. Vì đây là cây bán gỗ rễ ăn nông, nhưng chỉ có chiều cao 2m trở lên vì vậy cây chịu gió kém.
Chăm sóc cây cà chua thân gỗ
Cắt tỉa cành: Tiến hành cắt tỉa gọn khi cây cao 0.8 đến 1m, giúp kích thích cây phân cành. Giữ lại khoảng 3 tới 5 cành cấp 1 tỏa đều xung quanh cây. Khi cây vào thời kì cho quả thường xuyên, hãy thực hiện cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng, phòng các mầm bệnh hay côn trùng ưa ẩm ướt.
Đặc biệt sau khi thu hoạch cần tỉa cành thường xuyên nhằm kích thích, kiến tạo cành cho vụ mùa sau. Loại bỏ những chồi vượt mọc từ gốc.
Tưới nước: Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây, đặc biệt là vào mùa khô. Cà chua thân gỗ có lá thuộc loại lá mềm, nếu không cung cấp đủ nước cho cây phát triển thì cây rất dễ bị héo rũ.
Phương pháp tưới nước cho cây hợp lí nhất là tưới nhỏ giọt, vừa giúp tiết kiệm nước vừa thuận lợi để quản lý độ ẩm, ít ảnh hưởng tới hệ thống rễ.
Làm cỏ: Mỗi năm thực hiện làm cỏ 4 tới 5 lần, luôn giữ cho vườn thông thoáng, không có cỏ dại. Do cà chua thân gỗ rễ ăn nông vì vậy tránh để cỏ quá rậm rạp, sẽ giảm bớt nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây, giảm hiệu quả bón phân. Phần gốc nên không có cỏ, tủ gốc bằng rơm ra, xác bèo, vỏ trấu trong mùa khô hạn.
Bón phân: Sau khi trồng cây được 1 tháng cần tiến hành bón thúc bằng phân đạm xanh, theo liều lượng 1 thìa canh hòa tan với 20 lit nước. Sau đó bón theo định kì cứ 1 tới 2 tháng thì bón 1 lần phân NPK tỷ N, P cao (16:16:8 hoặc 20-20-10) duy trì cho tới khi cây ra trái bói.
Những năm sau đó, bón mỗi năm 3 lần phân. Một lần vào đầu mùa mưa, một lần vào mùa khô, và lần cuối là lúc sau thu hoạch. Mỗi lần cho khoảng 0,3 kg NPK tổng hợp. Bón phân kết hợp với tưới nước để đất ẩm giúp tăng hiệu quả hấp thụ của cây. Lần bón phân khi đầu mùa mưa cần tăng tỷ lệ Kali để thu được trái với chất lượng cao nhất.
Phân bón lá: Một năm tiến hành phun từ 1 tới 2 lần. Bổ sung thêm vi lượng và những chất kích thích phát triển, tạo rễ. Có thể kết hợp việc bón phân cùng với thuốc bảo vệ thực vật (đọc kĩ trên bao bì sản phẩm). Tiến hành phun vào ngày mát trời, nên phun ướt đều mặt lá.
Phân hữu cơ: Bổ sung phân hữu cơ tùy thuộc vào thể trạng của đất. Cứ 1 tới 2 năm bón 1 lần, thời điểm phù hợp là đầu mùa mưa. Bón theo cách đánh rãnh cách cây 0,5 tới 1m, độ sâu khoảng 15 tới 20cm. Một cây bón 10 tới 15kg phân chuồng hoai mục hay từ 5 tới 10kg phân hữu cơ vi sinh.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà chua thân gỗ
Một số bệnh mà khi trồng cà chua thân gỗ hay bị mắc phải như:
Côn trùng: Cây thường bị rầy mềm, rệp sáp, ruồi vàng xâm nhập vào quả. Có thể ngăn ngừa chúng bằng những loại thuốc sâu (cần cách ly theo hướng dẫn trước giai đoạn thu hoạch, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng).
Các bệnh từ nấm: bệnh này ảnh hưởng tới rễ, quả và lá. Cần phun để ngăn ngừa bằng những thuốc có gốc đồng như COC85 hay thuốc đặc trị nấm Ridomil Gold. Có thể tiến hành phun phòng hoặc phun khi cây bắt đầu có những dấu hiện bệnh.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng cây cà chua thân gỗ cũng như những kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây cà chua thân gỗ cho trái chín mọng, không những vậy bạn có thể trồng chúng với mục đích kinh doanh, xuất khẩu. Chúc bạn thành công!