Cũng bởi cách trồng bầu không quá phức tạp, có thể dễ dàng để dựng giàn, chăm sóc và thu được quả với năng suất cao.
Giàn cây bầu mang lại tác dụng tạo bóng râm đồng thời là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon miệng trong bữa cơm hàng này nên việc trồng bầu được rất nhiều người áp dụng ở nhiều nơi.
Quả bầu chứa trong mình vị ngọt thơm, có tính lạnh, và tác dụng là giúp giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái đường, đái dắt,… Kỹ thuật trồng bầu rất dễ và trong giai đoạn trồng bầu gặp ít sâu bệnh.
Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng bầu cũng như trả lời những thắc mắc như: Thời vụ trồng bầu, trồng bầu vào tháng mấy,…
Mục Lục
Những điều cần lưu ý khi trồng bầu
Một vài lưu ý nhỏ trong quá trình thực hiện cách trồng bầu Fao đã rút ra được và chia sẻ cho các bạn mong các bạn sẽ áp dụng vào việc trồng bầu nhé.
1,. Thời vụ trồng bầu
Thời vụ trồng bầu là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như năng suất mà cây bậu mang lại. Bạn có thể tiến hành trồng bầu và thu trái quanh năm, nhưng giai đoạn phù hợp nhất vẫn là từ tháng 11 cho tới tháng 1 dương lịch.
Việc thực hiện trồng bầu theo đúng thời vụ sẽ giúp cây có khả năng sinh trưởng và phát triển hiệu quả nhất trong điều kiện thời tiết thuận lợi để cho ra cây bầu có quả đạt năng suất cao nhất.
2, Yêu cầu về đất trồng bầu
Cây bầu là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loại đất phù hợp nhất mà mọi người vẫn thường xuyên sử dụng vẫn là loại đất tơi xốp, phì nhiêu cao và có độ pH nằm trong khoảng từ 6 đến 7 như đất mùn hay đất phù sa.
Nếu trồng bầu ngay tại vườn nhà mình, bạn nên tiến hành trộn thêm đất cùng với một ít vỏ trấu, xơ dừa và phân động vật để bổ sung thêm cho đất trồng bầu một lượng lớn chất dinh dưỡng.
3, Mật độ trồng, thời gian trồng bầu
Hãy thực hiện theo mật độ và thời gian trồng bầu mà Fao hướng dẫn dưới đây để năng suất thu được là cao nhất nhé.
- Mật độ trồng bầu: Chia đất thành từng hốc, mỗi hốc cần đào sâu với kích thước là 50x50x30 cm và khoảng cách của mỗi hốc ít nhất là 1m. Bên trong mỗi hốc bạn tiến hành gieo khoảng 3 tới 4 hạt bầu.
- Thời gian trồng bầu: Thời gian thực hiện cách trồng bầu chính vụ là từ đầu tháng 11 cho tới hết tháng 12. Khí hậy lúc này khá mát mẻ và không oi bức, có nhiều mưa như trong mùa hè, vì vậy cây bầu sẽ nảy mầm rất nhanh và phát triển vượt trội, cho ra quả chỉ sau khoảng 75 ngày trồng bầu.
Cách trồng bầu hiệu quả
Kỹ thuật trồng bâu lai f1 không hề làm khó bạn, đặc biệt những bước đơn giản, dễ thực hiện mà Fao hướng dẫn thì bạn đừng ngại ngần trong việc trồng bầu nhé. Trong công đoạn này, bạn cần nắm sơ qua về kỹ thuật trồng cũng như cách trồng để đạt hiệu quả cao nhất nhé.
1, Cách trồng bầu bằng hạt
Bạn có thể áp dụng hai cách trồng bầu, cách thứ nhất là trồng bầu bằng hạt. Bạn nên tìm mua hạt bầu tại những cơ sở bán hạt giống có uy tín, chất lượng để được đảm bảo cây đúng giống, khỏe mạnh,…
a, Xử lý hạt trước khi gieo
Trước khi bắt tay vào việc gieo hạt thì bạn cần xử lí hạt để cây có khả năng nảy mầm, rút ngắn thời gian trồng bầu.
- + Trước khi gieo bạn cần tiến hành ngâm hạt bầu trong nước ấm (với nhiệt độ 40 độ C) trong òng 3 tới 6 tiếng để khả năng nảy mầm được cao hơn.
- + Tiếp theo bạn vớt ra để ráo nước, cho hạt vào trong một chiếc khăn ẩm rồi cuộn chúng lại cho thật kín
- + Để hạt trong ngăn mát tủ lạnh với khoảng thời gian là hơn 1 ngày để hạt nứt nanh, nảy mầm rồi mới tiến hành đem gieo hạt vào đất.
b, Giá thể
Giá thể thực chất là những xơ dừa, mùn cưa hay than bùn đã được xử lý bằng việc làm sạch và phơi khô. Bạn thực hiện đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt sau khi gieo hạt bầu, việc làm này có mục đích là tạo điều kiện phù hợp cho sự nảy mầm của hạt bầu, tạo chỗ bám vững chắc khi rễ cây tới giai đoạn hình thành rễ.
c, Gieo hạt
Bạn tiến hành gieo hạt xuống đất ở độ sâu từ 2 đến 3 cm so với mặt đất. Sau khi hoàn tất việc gieo thì đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt, sau đó phun nhẹ nước lên trên. Tưới nước với lượng nước vừa đủ, không được tưới quá nhiều, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng hạt bị thối.
2, Cách trồng bầu bằng cây con
Cách trồng bầu thứ 2 mà Fao giới thiệu trong bài viết hôm nay đó là cách trồng bầu bằng cây con. Cách trồng này được nhiều người áp dụng và đạt được năng suất cao.
a, Làm đất trồng
Đất trước khi trồng bầu cần được xử lý bằng cách cào xới sao cho tơi xốp giúp tạo độ thông thoáng, làm cho rễ bầu nhanh chóng phát triển và lan rộng hơn. Tiếp theo bạn bắt tay vào việc làm hốc để gieo hạt hoặc trồng bầu.
b, Cách trồng bầu bằng cây con
Chỉ thu hẹp trong ba bước ngắn gọn là bạn đã có thể thực hiện được cách trồng bầu bằng cây con rồi đấy. Hãy thực hiện theo đúng quy trình nhé.
- + Tới thời điểm cây bầu nứt mầm và cho ra được khoảng 2 đến 3 lá to thì có thể thực hiện đem cây bầy đi trồng tại vườn hay ruộng (bạn hoàn toàn có thể trồng bầu bằng cây giống bán sẵn tại các cửa hàng).
- + Mỗi hốc trồng khoảng 3 tới 4 cây bầu.
- + Sau khi hoàn thiện viễ cho bầu vào hốc thì vun, xới đất lên trên, cho tới khi đất được nửa thân bầu thì ngừng, cuối cùng dí nhẹ lớp đất trên gốc cho hơi rắn giúp giữ cho thân cây chắc chắn.
Chăm sóc cây bầu sau khi trồng
Đây là bước cuối cùng trong chu trình thực hiện kỹ thuật cách trồng bầu rồi đó, và giai đoạn này thực sự rất quan trọng, bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây, thường xuyên tưới tắm, bón phân để cây khỏe mạnh.
1, Tưới nước
Bầu là một trong những giống cây ưa nước, chính vì vậy bạn cần phải thường xuyên tưới nước cho cây bầu sau khi trồng để cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Sau khi hoàn thiện việc trồng bầu, phải tưới nước theo định kì 2 lần trong một ngày giúp cây có đủ độ ẩm. Tới thời điểm cây ra hoa và trái thì cần tưới nước với liều lượng nhiều hơn bằng cách tăng lượng nước tưới cho cây lên gấp đôi vào mỗi lần tưới.
2, Phân bón
Khi cây bầu bắt đầu lên giàn (khoảng 60 ngày sau khi thực hiện trồng bầu) thì bạn cần thực hiện việc bón thúc cho cây bầu bằng phân đạm và NPK vào vị trí đất xung quanh gốc cây.
Muốn cây bầu đạt năng suất cao, cho ra nhiều trái và trái bầu to khỏe bạn cần phải thường xuyên bón thúc, tốt nhất là mỗi tuần bạn tiến hành bón thúc một lần cho tới khi quả to bằng 2 đốt ngón tay thì ngừng. Trong thời gian một vụ bầu, mỗi gốc của cây bầu nên được bón ít nhất từ 1 tới 1.5 kg phân hỗn hợp NPK.
3, Vun xới
Khi cây bầu có chiều dài khoảng 1m thì bắt đầu thực hiện khoanh dây vòng gốc,đùng đất chặn lên trên đốt thân cây bầu, cứ cách 2 đốt lại dùng đất chặn cho tới khi còn cách 20 cm tính từ ngọn bầu thì thôi.
Mục đích chính của việc làm này là giúp cho cây bầu có thể ra nhiều rễ từ đốt, tăng diện tích tiếp xúc của thân với đất. Như vậy cây bầu sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng vào cây hơn. Trong giai đoạn này các bạn cũng vun thật nhiều đất lên trên gốc để tăng cường chất dinh dưỡng cho phần gốc cây bầu nuôi cây.
4, Phòng trừ sâu bệnh
Trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng bầu thì việc gặp phải sâu bệnh là khó tránh khỏi, tuy nhiên bạn cần phải nhanh chóng tiêu diệt cũng như ngăn ngừa việc lây lan của bệnh.
Sâu hại xâm nhập tới cây bầu bao gồm rầy mềm, ruồi đục lá và bọ rầy dưa, cần nhanh chóng thực hiện phun thuốc khi thấy những loại sâu bọ gây hại này xuất hiện trên lá và thân của cây bầu. Trong suốt thời gian trồng bầu cũng rất thường xuyên gặp phải tình trạng cây bầu bị héo dần đi và chết do virus hay nấm, bạn cần phải nhanh chóng phun thuốc để phòng ngừa hiện tượng này.
5, Làm giàn
Khi cây bầu trồng được 1 tháng rưỡi hoặc 2 tháng thì bắt đầu thiết kế giàn cho cây leo lên. Giàn bầu thường được thiết kế bằng những dây thép mỏng được nối với nhau, có độ cao khoảng 2 đến 3m để tiện cho việc thu hoạch và chăm sóc. Cần có một vài chiếc que nứa nhỏ chắc chắn để nối ngọn bầu với giàn leo.
6, Bấm ngọn và tỉa cành, tỉa lá già cho cây bầu
Việc bấm ngọn và tỉa cành chỉ được thực hiện sau khi thu hoạch để cây bầu tiếp tục cho ra quả tại những dây nhánh khác. Việc cắt tỉa cành lá già bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào hoặc sau khi cây ra quả.
Thu hoạch bầu
Sau khi trồng bầu khoảng thời gian là hơn 70 ngày là bạn có thể bắt tay vào việc thu hoạch. Sau khi cây bầu ra hoa, tầm 10 tới 15 ngày là có thể hái bầu để sử dụng, lúc đó quả bầu sẽ có chiều dài từ 15 đến 50 cm tùy thuộc vào từng giống bầu.
Không nên để quả bầu quá già mới hái, vì khi đó ruột bầu bên trong đã khá cứng và lượng chất dinh dưỡng trong bầu đã giảm đáng kể cùng với đó là ăn sẽ kém ngon và còn khiến cho cây bầu mau tàn.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng bầu cũng như kỹ thuật trồng bầu rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây bầu xanh tốt, cho trái to, khỏe mạnh ngay tại sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công.