Dâu tây là một loại quả mang giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng chúng để ăn liền hay chế biến. Ngoài ra quả dâu tây còn có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu, hình dáng của chúng như một trái tim thể hiện cho sự yêu mến, thân thương của người tặng. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách chăm sóc dâu tây cũng như những lưu ý trong cách chăm sóc cây dâu tây nhé.
Mục Lục
Đặc điểm của cây dâu tây
Cây dâu tây là một loại cây thân thảo, nếu chăm sóc tốt chúng sống trong nhiều năm. Rễ dâu tây là dạng chùm, mọc sâu và cách mặt đất khoảng 30cm.
Thân cây mọc sát đất, ngắn, các lá mọc từ cuống san sát, khi còn non cuống có màu trắng, về già chúng chuyển sang đỏ.
Từ nách lá mọc ra các chồi nách, tùy theo đặc tính và môi trường sống của từng giống các chồi nách này phát triển thành thân bò, thân nhánh hoặc phát hoa.
Lá dâu tây có hình dạng thay đổi tùy vào từng giống, màu xanh đậm, hầu hết có lông tơ, mép lá có những răng cưa nhỏ. Hoa dâu tây mọc ra từ nách lá, có 5 cánh mỏng, màu trắng, hơi tròn.
Quả dâu tây có hình dáng hình bầu dục hơi thuôn nhọn ở phía đầu, màu xanh lục khi non và chuyển sang màu đỏ hoặc hồng theo từng giống khi về già.
Quả dâu tây có vị rất ngon, ngọt, chua mát, rất dễ ăn nên được rất nhiều người yêu thích trên toàn thế giới. Ngắm nhìn cây dâu tây mềm mại nổi bật cùng những quả chín đỏ chót rực rỡ khiến ai cũng muốn được sở hữu nó.
Cách chăm sóc dâu tây hiệu quả nhất
Thời điểm ra quả của dâu tây vào khoảng giữa tháng 9 tới giữa tháng 3, các mùa còn lại thì cây vẫn phát triển bình thường nhưng không cho ra quả.
Cây dâu tây cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo cây có thể phát triển tốt, cây ưa nước, nhưng đất trồng lại cần thoát nước tốt để cây không bị dính chất dư thừa trong phân khi bón mà cây không ngấm hết.
Bạn hãy áp dụng những bước dưới đây để có thể thành công trong việc thực hiện cách chăm sóc cây dâu tây nhé.
1, Ngắt lá
Cây dâu tây thường xuyên thay đổi lá, số lá lý tưởng cho cây chỉ khoảng từ 4 tới 6 lá, khi cây nhiều lá ta nên ngắt bớt những lá già.
khi lá cây có hiện tượng cháy lá do mất cân bằng dinh dưỡng hoặc do vận chuyển đường xa ngoài việc phải bổ xung chất và nước cho cây ta cũng cần ngắt bỏ những lá bị tổn thương để cây lên lá rồi mới tiếp tục phát triển.
Tiến hành ngắt cách gốc khoảng 5cm để tránh bị nấm xâm nhập ngược vào gốc khiến cho cây bị thối rễ, hư búp non, có thể ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây nếu nặng dẫn tới chết cây.
2, Tỉa bông
Tuỳ vào từng loại và tuỳ giống cây dâu tây, chất dinh dưỡng và phụ thuộc vào chăm sóc có thể cho bông đơn hoặc bông chùm, khi cây có quá nhiều bông nên tiến hành ngắt bớt để cây tập chung chất cho quả, số bông lý tưởng là 3 tới 4 bông,
Trước tiên nên tỉa bớt những bông hỏng, không đậu trái (do độ ẩm của không khí quá cao, do côn trùng đốt bông làm cho bông bị thui hoặc do người trồng tưới nước vào bông trong gian đoạn thụ phấn gây chột hoặc dị dạng quả).
Sau đó tiến hành tỉa bớt những bông dị dạng hoặc nhỏ sao cho đạt mức cây có thể cung cấp đủ chất để nuôi quả.
3, Sau khi thu hoạch
Thực hiện ngắt bông cách gốc 5cm tương tự nhu ưđối với lá, bón phân và tưới nước đầy đủ chờ ra đợt bông mới.
4, Ra ngó
Trong thời kì cho trái không nên để ngó phát triển, nên ngắt bỏ chúng để cây tập chung chất dinh dưỡng cho trái, nếu để ngó thì trái nhỏ, số lượng ít, chất lượng trái kém.
Mùa hè là thời gian mà cây không cho trái, vì vậy nên tâp chung phát triển ngó và tách từ cây mẹ, khi ngó bắt đầu ra rễ trắng thì cắm xuống đất cho ngó phất triển thành cây mới, nhưng không được cắt ngay khỏi cây mẹ, nên để khi cây con từ ngó phát triển tốt, cứng cáp, khỏe mạnh mới cắt bỏ dây nối giữa cây mẹ và ngó.
Tương tự như đối với ngắt lá và cuống bông cách 5cm tách ra trồng như cây mới, nhưng chú ý là chỉ ngó của cây f1 mới có giá trị để trồng và chăm sóc, khi cây f1 sang tuổi tứ hai là bắt đầu thoái hoá dần, chất lượng cây con không còn được tốt.
Những cây từ f2 trở đi khi trồng thì khả năng cao cây sec không cho trái, chỉ tốt lá, hoặc trái ra rất nhỏ, và chua. Vì vậy khi mua cây về trồng các bạn nên chọn những cây chất lượng tránh mua phải cây giá thấp nhưng được tách từ cây già hoặc ngó.
Chúng đã bị loại bỏ của các nhà vườn, hoặc cây đã truyền tay nhau đến đời f bao nhiêu không biết thì rất không đảm bảo về chất lượng cây, chất lượng quả cũng như số lượng quả nữa nhé dù các bạn có ra sức để chăm sóc tốt cho chúng đến đâu.
5, Thường xuyên theo dõi và chăm sóc cây dâu tây
Chú ý thường xuyên quán sát cây xem có bị sâu bệnh hại, phải phòng tránh sâu hại và bệnh cho cây nếu thấy cây xuất những hiện tượng lạ cần cách ly cây bị bệnh ngay với các cây khác.
Để tránh nguồn bệnh bị lây lan thì những cây bị bệnh phải được dùng các loại thuốc chuyên dụng để chữa trị và diệt sâu hại cho cây.
a, Xới đất, bón phân
Thi thoảng bạn nên xới đất xung quanh gốc cho cây, để cho đất được tơi xốp khi trồng bằng đất thường, tránh làm ảnh hưởng, tổn thương nhiều tới bộ rễ của cây, thường xuyên bón phân cho cây vì cây dâu luôn cần lượng chất dinh dưỡng cao trong cơ thể.
Khi bạn mua cây về trồng nên hỏi người bán tư vấn về thời gian bón phân cũng như hàm lượng phân cho từng loại, nếu mua chậu cây đã được trộn sẵn phân trong giá thể trồng hay sử dụng phân bón chuyên dụng thì dùng theo hướng dẫn của bên cung cấp.
b, Tưới nước
Thời điểm tốt nhất để tưới nước là vào buổi sáng, sử dụng nước sạch để tưới cho cây với liều lượng từ 150 tới 200ml/ 1 cây. Nếu bạn sử dụng dung dịch thuỷ canh, chỉ cần tưới lượng dung dịch thuỷ canh theo đúng hướng dẫn.
c, Ánh sáng
Lưu ý ánh nắng cho cây, nhưng không được ở dưới nắng quá 12h/1 ngày, không cho cây tiếp xúc với ánh sáng điện bởi nó khiến cây cây phát triển mạnh mà không ra trái.
Chú ý: khi cây thừa hoặc thiếu các chất sẽ biểu hiện trên bề mặt lá, cần chú ý theo dõi và chăm sóc cho cây để kịp phát hiện và có hướng xử lý.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách chăm sóc dâu tây cũng như những lưu ý trong cách chăm sóc cây dâu tây rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể chăm sóc được những chậu dâu tây của mình xanh tốt và cho ra những trái dâu đỏ mọng, ngọt mát nhé. Chúc các bạn thành công!