Những năm gần đây, tình trạng sâu đục trái bưởi ngày càng diễn ra thường xuyên và trên quy mô lớn. Mà đây là loại quả có giá trị kinh tế cao, nhiều bà con đầu tư số tiền lớn để trồng, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên nhất thời chưa xử lý tốt.

Khí hậu biến đổi ngày càng phức tạp, dẫn tới phát sinh thêm nhiều sâu bệnh hại, trong đó có một số phát triển càng mạnh. Không chỉ sâu đục quả bưởi, nhiều loại sâu khác cũng xuất hiện, chúng phá hại gây sụt giảm năng suất và chất lượng quả.

Đặc điểm hình thái của sâu đục trái bưởi

Sâu đục trái bưởi có tên khoa học là Citripestis sagittiferella, thuộc họ Pyralidae và bộ Lepidoptera. Vòng đời sinh trưởng là khoảng 23-30 ngày, trong đó trứng là 4-7 ngày, ấu trùng 9-15 ngày, nhộng 7-10 ngày và thành trùng 2-4 ngày.

Sâu đục quả bưởi

Giai đoạn trứng: Trưởng thành đẻ thành từng ổ lên mặt vỏ trái, trứng mới đẻ màu trắng đục, gần nở chuyển màu cam đỏ, đường kính trứng 1mm, có 3-10 trứng mỗi ổ.

Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng có 4 tuổi, lúc mới nở màu vàng nhạt, đầu nâu đen, dần dần sâm màu hơn, sâu càng lớn màu càng đỏ đậm hơn; ấu trùng tuổi 4 màu đỏ nâu, rồi chuyển dần sang nâu xanh trước khi hóa nhộng, mỗi con cơ thể dài khoảng 14-20mm.

Giai đoạn nhộng: Nhộng có màu nâu đậm, dài từ 10-13mm.

Giai đoạn thành trùng: Thành trùng có thân dài từ 9-12mm, màu nâu xám, cánh trước màu nâu vàng đến nâu xám, trong khi cánh sau trong suốt.

Thành trùng vũ hóa được 2-4 ngày bắt đầu bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm. Ban ngày chúng thường trú ẩn trong tán lá.

Sau 4-7 ngày ủ, trứng trên bề mặt vỏ trái, nở được 1-2h thì sâu non bắt đầu đục rồi chui vào bên trong trái gây hại. Khi đẩy sức, chúng nhả tơ thả mình xuống đất rồi hóa nhộng trong đất.

Đặc điểm gây hại của sâu đục quả bưởi

Sau khi nở, sâu đục ngay vào trái và ăn phần vỏ, lớn thêm chút chúng đục vào bên trong rồi ăn thịt trái, chúng còn ăn luôn cả hạt.

Sâu đục trái bưởi

Sâu đục và ăn khá nhanh, thải phân giống như lớp mùn cưa ở ngoài vỏ trái chỗ lỗ đục.

Những trái bị sâu hại có nhựa tiết ra, khiến quả phát triển bị rụng sớm, còn quả trưởng thành bị thối và cũng có thể rụng trước thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ sâu đục trái bưởi

Thường xuyên cắt tỉa và tiêu hủy những trái bị nhiễm sâu, kể cả các trái rụng trên mặt đất để tận diệt sâu.

Tỉa bớt các trái có phẩm chất kém, sau 1 tháng đậu trái thì bao trái lại, trước khi bao trái cần phun thuốc trừ sâu kết hợp với dầu khoáng toàn bộ vườn để tăng hiệu quả bao trái.

Chăm sóc tốt để cây ra chồi và hoa đồng loạt đúng thời điểm, bằng cách cắt tỉa cành và bón phân hợp lý để tăng sức khỏe cho cây.

Làm sạch cỏ, dọn rác và bồi bùn quanh gốc để sây không còn điều kiện làm nhộng, có thể rải thuốc GÀ NÒI 4G hoặc SAGO SUPER 3G để diệt nhộng trong đất.

Tưới đẫm nước cho cây vào buổi chiều mát giúp hạn chế bướm đẻ trứng, có thể bơm nước ngập vườn để diệt nhộng dưới đất. Do bướm đẻ thích nơi khô ráo, nhất là khoảng 5-7h chiều tối.

Thuốc trị sâu đục trái bưởi

Dùng bẫy đèn thành trùng hoặc sử dụng pheromone để hấp dẫn bướm tập trung lại và diệt.

Khi phát hiện bướm, dùng thuốc Deltamethrin và Alpha-Cypermethrin pha riêng từng loại hoặc cả 2 với dầu khoáng DC Tron Plus, phun xịt luân phiên từng loại nếu pha riêng lẻ, mỗi lần một loại để sâu và bướm không kháng thuốc.

Có thể diệt sâu non bằng thuốc SECSAIGON 25EC hoặc SAIKUMI 39.35SC… có thể pha thêm dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để phun giúp chống rửa trôi và tăng hiệu quả diệt sâu.

Khi sử dụng thuốc phải chú ý thực hiện đúng hướng dẫn bao bì, tuân thủ thời gian cách lý và phải phun xịt sớm, tránh để sâu đục vào quả thì vô tác dụng.