Từ lúc tượng trái cho tới khi thu hoạch, nhãn luôn bị loài sâu này tấn công. Khiến năng suất và chất lượng nhãn suy giảm nghiêm trọng. Đối với bà con trồng nhãn quy mô lớn mà nói, đây là một vấn đề lớn khó giải quyết.
Mục Lục
Đặc điểm hình thái sâu đục trái nhãn
Giai đoạn trứng: Trứng dài khoảng 2-2.5mm, hình bầu dục. Khi mới nở thì màu trắng sữa, sau đó chuyển thành vàng nhạt.
Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng khi phát triển đầy đủ thì dài khoảng 22mm, đầu màu nâu, thân mình màu trắng ửng hồng, có 2 đốt ngực (trước và giữa) và 2 đốt thân ở cuối đuôi đa số có màu trắng hơi hồng, các đốt còn lại thì màu hồng.
Tại mỗi đốt ở sống lưng có 4 đốm nâu nhạt; trong đó 2 đốm trên to, 2 đốm dưới dài và hẹp; có lông cứng nhỏ trên mỗi đốm, có một đốm nhỏ màu nâu trên mỗi đốt bên hông cơ thể và kế bên khí khổng mầu đen.
Toàn bộ mặt bụng của cơ thể đều có các đốm nâu nhạt với lông nhỏ.
Giai đoạn thành trùng: Hoạt động nhiều nhất vào ban đêm, sải cánh dài 2.5mm, thân dài 12mm. Toàn thân và cánh có màu vàng, có nhiều chấm đen trên cánh.
Nhộng thời đầu màu vàng hơi nâu, khi sắp vũ hóa thì chuyển dần sang mầu nâu, dài khoảng 13mm và ngang 4mm.
Kích thước của thành trùng (cả ấu trùng và nhộng), số lượng và cách phân bố chấm đen trên cánh là tùy thuộc lượng thức ăn và loại cây ký chủ.
Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục quả nhãn
Thành trùng hoạt động ban đêm từ 20-22h cho tới 5h sáng, trú ẩn trong các tán lá dầy vào ban ngày. Cả thành trùng Cái và Đực thường sinh sống trên mật hoa cây ký chủ hoặc các cây khác trong vườn.
Sau khi vũ hóa, con Cái thường tiết Pheromone để dẫn dụ con Đực. Khoảng 2-3 ngày sau khi bắt cập, thành trùng Cái đẻ trứng trên trái, mỗi con Cái có thể đẻ từ 20-30 trứng. Trứng nở nhiều vào sáng sớm, từ khi để tới lúc nở từ 4 – 6 ngày.
Ấu trùng tuổi 1 (T1) bò khá nhanh, sau đó đục vào trong quả. Chúng tấn công quả còn rất non cho tới khi sắp thu hoạch, bằng cách đục vào trong quả non và ăn rỗng cả phần hạt.
Sâu thường nhả tơ kết dính quả non và ăn phá bên trong quả. Khi quả lớn, chúng đục khắp làm trái bị hư và giảm phẩm chất.
Khi hoa nhộng, chúng nhả tơ kết phân thành một lớp kén mỏng, rồi hóa nhộng trong kén bên trong phần hạt đã đục hoặc trên cuống trái.
Giai đoạn ấu trùng có 5 tuổi, thời gian kéo dài 14-16 ngày. Giai đoạn nhộng thì 7 ngày. Thành trùng có thời gian sống biến động từ 10-18 ngày. Toàn bộ chu kỳ sinh trưởng là khoảng 29-32 ngày.
Biện pháp phòng trừ sâu đục trái hữu hiệu
1. Sử dụng thiên địch
Trong điều kiện tự nhiên thành phần thiên địch của Sâu đục trái rất phong phú, gồm rất nhiều nhóm khác nhau.
Tại Trung Quốc, Ding và ctv (1991) đã ghi nhận Steinernema glaseri là một loài tuyến trùng ký sinh trên ấu trùng Conogethes punctiferalis, nắm giữ vai trò quan trọng trong việc khống chế sự gia tăng quy mô gây hại của Sâu đục trái Conogethes punctiferalis trong điều kiện tự nhiên.
Có thể nói đây là loài loại sâu nào không gây nguy hại cho nhãn.
2. Biện pháp phòng ngừa
Tiến hành thu gom những trái bị nhiễm, chôn sâu trong đất để diệt tận sâu còn tồn tại trong trái.
Sau mỗi lần thu hoạch, xén tỉa cành để vườn thông thoáng vừa kìm hãm thành trùng cư trú và dễ phát để có biện pháp sử lý kịp thời.
Bao các chùm trái là cách phòng ngừa các loài Côn trùng đục trái cực hiệu quả.
Nếu có điều kiện, hãy sử dụng Pheromone để thu hút thành trùng C. Puntiferalis.
3. Thuốc trị sâu đục quả
Sử dụng thuốc hóa học khi thấy 1% số trái trong vườn bệnh sâu tấn công. Tại các vùng thường xuyên bị nhiễm nặng, xử lý bằng thuốc trừ sâu gốc Lân hoặc Cúc tổng hợp khi trái vừa mới tượng. Nếu phun lần thứ nhất mà mật số sâu vẫn còn cao, thì phun lần thứ hai sau 7- 10 ngày.
Khi vườn có 10% số quả bị hại hoặc vườn thường xuyên bị sâu gây hại nặng mỗi năm, khi nhãn vừa tượng trái xịt ngay một đợt thuốc. Dùng một trong các loại thuốc sau: Bian 40EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Padan 90SP, Visher 25EC, Ofatox 50EC, Decis 2.5EC, Selecron 500ND…
Phun tiếp lần thứ hai sau lần thứ nhất 10-15 ngày. Nếu vẫn còn sâu thì phun thêm vài lần nữa, nhưng nhớ phải dừng phun thuốc 2 tuần trước khi thu hoạch để không gây độc hại người ăn.