Mục Lục
Đặc điểm của sâu đục thân
Cơ chế gây hại
Sâu non đục vào trong thân gỗ, tạo thành đường hầm, sâu lớn dần khiến lỗ đục này cũng lớn dần hơn, từ đó phá huỷ phần giác gỗ. Cành bị sâu đục khô héo và chết.
Sâu đục thân phá hại cây từ 2–10 năm tuổi. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng.
Khi cây lớn sâu đục vào thân làm cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, nếu gặp gió bão cây sẽ bị gãy.
Sâu đục thân hại lúa
Sâu đục thân lúa bao gồm 4 loài: sâu đục thân lúa bướm hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu nâu, sâu đục thân năm vạch đầu đen, sâu đục thân lúa bướm Cú mèo. Trong đó, sâu đục thân lúa bướm hai chấm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 95-98% .
Đặc điểm sinh thái
☑ Trứng đẻ thành ổ hình bầu dục dài, trên mặt phủ một lớp lông màu vàng nhạt ở giữa hơi nhô lên.
☑ Trứng mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu ngà vàng rồi thành màu đen khi sắp nở.
☑ Trứng được đẻ ở mút ngọn lúa ở thời kỳ mạ và khoảng gần giữa mặt trên hay dưới lá ở thời kỳ cấy.
☑ Sâu non có đẫy sức dài 21 – 25 mm màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng.
☑ Sâu đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu nhạt, giữa cánh có một chấm đen.
☑ Sâu cái thân dài 10 – 13 mm, thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.
☑ Ở điều kiện nhiệt độ từ 26 – 30 độ C, thời gian phát dục của trứng là 7 ngày, sâu non từ 25 – 33 ngày, nhộng 8 – 10 ngày, bướm vũ hóa đẻ trứng 3 ngày.
Triệu chứng gây hại
☑ Cây mạ khi còn nhỏ bị hại có thể chết khô, nếu mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ.
☑ Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô.
☑ Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng thì sâu non tập trung phá hại phía trong bẹ và đục vào ống.
☑ Thời kỳ trỗ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa hoặc sâu tuổi nhỏ tập trung cắn nát đòng, bông lúa không trỗ hoặc nếu trỗ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông).
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa
☑ Vệ sinh đồng ruộng,cày lật và ngâm gốc rạ sau mỗi vụ thu hoạch.
☑ Khu vực ruộng mạ nên gieo thành từng khoảnh, từng giống để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu hại.
☑ Sắp xếp thời vụ và cấy gọn thời vụ để tránh những đỉnh cao phát sinh của sâu đục thân, đặc biệt là lứa 2 và lứa 5. Lưu ý khi lúa trổ xong hoàn toàn trước lúc bướm rộ sẽ rất an toàn, vì vậy cần chú ý thời vụ gieo cấy để tránh gây hại của sâu.
☑ Bón phân phù hợp, không dùng quá nhiều phân đạm hoặc bón không đúng quy trình.
☑ Khi mật độ trứng sâu đục thân lúa hai chấm khoảng 0,5 ổ/m2 ở giai đoạn làm đòng và theo dõi bướm vũ hóa rộ trước khi lúa trỗ từ 5 – 7 ngày thì sử dụng thuốc để phun trừ.
Thuốc trừ sâu đục thân lúa
DUPONT PREVATHON 5SC
Đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân lúa. Hiệu lực kéo dài. Sâu ngừng ăn ngay khi trúng thuốc.
Hoạt chất: Chlorantraniliprole 35%(w/w)
Cách dùng: Pha 1,5 gói cho bình 16 lít (miền Bắc), 1 gói cho bình 12 lít (miền Nam).
Virtako40WG
Virtako có hiệu quả trừ sâu đục thân bằng cơ chế vừa gây rối loạn canxi trong hệ cơ, vừa tác động lên hệ thần kinh nên diệt tốt sâu kháng thuốc cũng như làm cho khó hình thành tính kháng ở sâu hại, bảo vệ cây trồng một cách toàn diện.
Thành phần: 20% Chlorantraniliprole + 20% Thiamethoxam
Cách dùng: Pha 3 gram/bình 16 lít nước, phun 25 bình/ha, hoặc 4,5 gram/bình 25 lít nước, phun 16 bình/ha. Phun khi thấy bướm ra rộ hay thấy xác bướm rớt lác đác trên mặt ruộng.
Viaphate 40EC
Hoạt chất: Acephate 40% w/w
Cách dùng: Pha với 400 – 500 lít nước/ha. Liều lượng: 1.5 l/ha, phun thuốc ở giai đoạn sâu tuổi nhỏ.
VIBASU 10GR
Là loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, tác dụng thấm sâu, tiếp xúc, vị độc mạnh và xông hơi. Phòng trừ hữu hiệu sâu đục thân hại lúa, bắp.
Hoạt chất: Diazinon 10%
Cách dùng: Rải đều trên ruộng lúa, khi rải mực nước trong ruộng từ 3-5cm và giữ nước lại trong 5-7 ngày.
Lưu ý: Khi phun thuốc trừ sâu đục thân bướm 2 chấm trong thời gian 4 giờ mà gặp mưa thì nhất thiết phải phun lại.
“Giải cứu” cây bưởi bị sâu đục thân gây hại | VTC16
Sâu đục thân hại cây lộc vừng
Triệu chứng gây hại
Sâu đục thân lộc vừng thường thải mùn gỗ màu nâu trắng qua lỗ đục trên cây và theo lớp mùn sẽ thấy một cái lỗ mà từ đó sâu chui vào.
Phương pháp phòng trừ sâu đục thân hại lộc vừng
☑ Cắt tỉa cành cho thông thoáng.
☑ Thường xuyên dọn cỏ quanh gốc cây để sớm phát hiện phân sâu đùn ra
☑ Cứ 15-20 ngày, bạn nên kiểm tra định kỳ quanh thân cây nếu thấy có một lỗ hổng nào thì cần xử lý ngay. Vì đến khi phát hiện ra mùn thì tức là đã bị nặng rồi.
☑ Để phòng bệnh, có thể dùng thuốc có tính dẫn lưu như Busudin bón quanh gốc cây, thuốc sẽ ngấm vào cây, sâu gặm cây sâu sẽ chết, tuy nhiên cách làm này không nên dùng nhiều bởi hại cho người chăm sóc.
☑ Khi phát hiện sâu đục thân, mua VIBAM loại dùng để diệt trùng tuyến hoặc thuốc có hoạt chất Rotenone hoặc Cypermethrin.
Cách làm: Dùng dây mây hoặc dây phanh xe đạp luồn vào trong lỗ, ngoáy cho chết sâu. Lấy kim tiêm hoặc bình xịt nước xịt thuốc vào trong lỗ đó. Thêm vào đó ta tẩm thuốc vào bông và bịt lỗ lại.
Sâu đục thân cây bưởi
Triệu chứng gây hại
Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây.
Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh vết sâu đục.
Phương pháp trị sâu đục thân hại bưởi
☑ Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.
☑ Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.
☑ Nên lưu ý bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại.
☑ Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây.
☑ Sử dụng thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10% nhưng độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS, Sherpa 25EC, Abamectin 36EC…cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.
Sâu đục thân cây xoài
Triệu chứng
Rất khó phát hiện triệu chứng gây hại của sâu đục thân, cành xoài do chúng tấn công bên trong thân cây, ấu trùng không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện thấy qua các lỗ đục trên thân cành làm thân cành héo khô và có thể chết.
Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây.
Phương pháp phòng trừ sâu đục thân bưởi
☑ Không nên chặt, băm hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện cho thành trùng cái đến đẻ trứng.
☑ Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhẹ có thể dùng cây xoi lỗ sau đó nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây và trét đất lại
☑ Đối với cây xoài bị sâu đục cành hại nặng, quan sát dùng dao chọc theo các lằn đen mở các lớp vỏ cây bên trong bị sâu ăn tìm vết đục thành lỗ sâu trong thân cây.
Sau đó, dùng thuốc hạt Basudin 10H, Regent 800WG, Furadan 3H… gói vào trong 1 lớp vải mỏng rồi nhét vào lỗ sâu đục, xong dùng đất trét kín miệng lỗ lại.
☑ Nếu cây có nhiều cành bị hại thì nên chặt bỏ những cành hư rồi gom lại và đốt. Ngoài ra, có thể dùng bẫy đèn để bắt bớt thành trùng.
Việc phòng trừ sâu đục thân nên được thực hiện thường xuyên và các hộ cùng nhau làm cùng áp dụng mới đạt được hiệu quả phòng trừ bền vững, tránh sự phát tán, di trú của con trưởng thành từ những vườn không phòng trừ sang vườn có phòng trừ.