Bọ xít đen có tên khoa học là Scotinophara tarsalis, thuộc họ Pentatomidae, bộ Hemiptera. Chúng thường gây hại trên lúa đặc biệt là vào vụ hè thu. Và được xem là dịch hại ít phổ biến và gây hại ít quan trọng. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.

Đặc điểm của bọ xít đen

Bọ xít đen

Đặc điểm hình thái

Trứng: Được đẻ thành từng ổ 10 – 15 trứng, xếp thành hàng theo gân lá. Mỗi con cái đẻ khoảng 200 trứng. Trứng mới đẻ màu hồng hơi xanh, sau thành màu nâu đỏ hoặc nâu xám.

Trứng có thể bị ung (không nở) nếu bị ngâm trong nước khoảng một ngày đêm.

Ấu trùng: Khi mới nở có màu đỏ nâu, không cánh, trên lưng có nhiều chấm đen. Chúng nở theo từng đàn, ban ngày thì bò xuống gốc lúa, khi đêm xuống thì lại di chuyển lên trên.

Trưởng thành: Có màu nâu đen, hình bầu dục, con cái có thân dài hơn con đực. Mắt đơn màu đỏ nhạt. Bàn chân và râu màu nâu tro. Phần lưng và bụng đều nhô ra như nhau.

Phiến mai dài tới cuối bụng nhưng bề ngang không che hết bụng. Phiến giữa và phiến cạnh của đầu dài bằng nhau.

DIỆT BỌ XÍT ĐEN Xấu Xí, Hôi Rình Thiệt Đơn Giản mà lại Rẻ Tiền nữa | Chia sẻ của Bé Hai ở Houston, Texas

Đặc điểm sinh thái

☑ Vòng đời của bọ xít đen 50 – 60 ngày, trong đó trứng 4 – 7 ngày, ấu trùng 40 – 45 ngày, trưởng thành đến đẻ trứng 10 – 15 ngày.

☑ Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối phần lớn vào 6-7 giờ chiều, mỗi con cái giao phối 4-5 lần, sau giao phối khoảng 1 tuần thì đẻ trứng.

☑ Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh vỏ trứng, đến tuổi 2 thì phân tán, nấp dưới khóm lúa để hút nhựa cây. Từ sau tuổi 3 trở đi thì hoạt động giống bọ trưởng thành.

☑ Nhiệt độ thích hợp nhất cho bọ xít đen phát triển là 25-280C.

Bọ xít đen trưởng thành có hứng thú với ánh sáng. Đặc biệt là vào tuần trăng tròn, hàng ngàn bọ xít đen trưởng thành sẽ ra khỏi chỗ núp và bay khắp ruộng.

☑ Bọ trưởng thành thường trốn trong các khe nứt ở đất hay các bờ cỏ ven ruộng lúa cho đến khi  ở nhiệt độ hay môi trường thích hợp sẽ chui ra, đến ruộng lúa và gây hại.

Đặc điểm gây hại

Bọ xít đen hại lúa

☑ Chúng gây hại nặng khi lúa bắt đầu đẻ nhánh rộ đến làm đòng, khi lúa trổ thì hiếm hơn.

☑ Bọ xít non và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lúa vàng, đẻ nhánh kém, trổ bông kém, hạt bị lép, lửng, nếu mật số cao có thể gây cháy lá.

☑ Nếu bị nặng, toàn cây khô héo và chết từng khóm.

☑ Ruộng khô hạn bọ xít gây hại nặng hơn ruộng có nước, ruộng sạ dầy bị hại nặng hơn ruộng sạ thưa, giống dài ngày bị hại nặng hơn giống ngắn ngày.

Biện pháp phòng trừ bọ xít đen hại lúa

☑ Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ trong ruộng và quanh bờ mương để tránh nơi cư trú của bọ.

☑ Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm các ổ trứng để diệt.

☑ Mật độ cấy, sạ không quá dày.

☑ Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm.

☑ Một đặc tính của bọ xít đen là khá ưa mùi tanh hôi vì vậy có thể làm bẫy để nhử bọ xít trưởng thành đến tập trung để tiêu diệt.

Cách làm: Lấy cua, ốc hoặc con hến đập nhỏ trộn đều rồi đặt xung quanh bờ ruộng lúa thành từng mô để bọ xít đen tập trung đến ăn.

☑ Khi phát hiện có bọ xít đen trên ruộng thì có thể cho nước vào ruộng ngập lút cây lúa rồi vớt bọ xít đen đem đốt.

Thuốc diệt trừ bọ xít đen

☑ Hoặc nếu ruộng chủ động nước các bạn có thể bơm nước cao, tiếp tục giữ mực nước  khoảng 2 ngày, khi đó trứng sẽ bị ung và không nở được.

Sau đó rút cạn bớt nước rồi rải thuốc hột như: Virigent 0.3G, Sago-Super 3G, Vicarp 4H, Diaphos 10G… để diệt triệt để trứng còn sót lại.

☑ Sử dụng thiên địch như các loài ong ký sinh như Telenomus triptus, Nixon, Microphanurus artabazus, Nixon, bọ ngựa (Raying mantis), nấm ký sinh (Paecilomyces farinosus) và ếch, nhái… ăn ấu trùng và bọ trưởng thành.

Thuốc trừ bọ xít đen chỉ áp dụng khi mật độ bọ xít đen cao.

Sairifos 585 EC

Sairifos 585EC có tác động tiếp xúc, vị độc, xua đuổi và xông hơi nên có khả năng diệt sâu nhanh, mạnh. Phun sớm khi sâu còn nhỏ, mới xuất hiện.

Thành phần: Chlorpyrifos ethyl 53,0% + Cypermethrine 5,5%

Cách dùng: Phun 0,5 – 0,6 lít/ha.

Sago supe 20EC

Thành phần: Chlorpyrifos methyl

Liều dùng: Phun 1 lít /ha.

Sapen alpha 5EC

Sapen alpha 5EC

Là thuốc trừ sâu tiếp xúc, vị độc, có khả năng xua đuổi côn trùng và làm sâu biếng ăn; có tính diệt sâu nhanh, hữu hiệu đối với sâu cuốn lá lúa.

Thành phần: Alpha cypermethrin 50gr/l

Cách dùng: 0,2-0,4l/ha. Pha 4-8ml/bình 8L nước. Hoặc pha thuốc với dầu khoáng SK Enspray 99EC với liều lượng 0,2 – 0,3%.

SK Enspray 99EC

Sherzol 205EC

Là thuốc trừ sâu hỗn hợp, tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, phổ tác dụng rộng, hiệu quả nhanh và mạnh; diệt được nhiều loại sâu ăn lá, sâu đục quả, rầy rệp, bọ xít, bọ trĩ.

Thành phần: Cypermethrin 30gr/l, Phosalone 175gr/l

Cách dùng: 0,5-1L/ha. Pha 10-20ml/bình 8L nước.

Chú ý: Sau khi phun không để ruộng khô.