Bọ hung thuộc họ bọ rầy Scarabaeidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Hiện nay có 3 loại bọ hung gây hại cây trồng bao gồm: Bọ hung đen (Allissonotum impressicolle), bọ hung nâu (Holotrichia sinensis), Bọ hung xanh (Anomata sp).

Bọ hung là gì?

Bọ hung

Đặc điểm hình thái

☑ Trứng hình bầu dục, dài 2-3mm, mặt ngoài có vân hình mạng lưới, trứng mới đẻ màu trắng nhạt khi sắp nở có màu xám.

☑ Sâu non có 3 tuổi, lúc mới nở có màu trắng sữa, đầu ngực có màu nâu, chân ngực phát triển. Đẩy sức dài từ 19 – 25 mm. Nhộng trần màu nâu vàng, dài 16-25mm, có hình bầu dục.

☑ Trưởng thành khi mới vũ hóa có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu đỏ, cuối cùng thành màu đen óng ánh, cơ thể dài từ 15 – 20 mm, đốt đùi của chân giữa và sau có 3 túm lông nhỏ.

Video hướng dẫn Cách Phòng Trừ Rệp, Sâu, Bọ Trĩ, và Bọ Cánh Cứng Nhật Bản Hiệu Quả Cao | Góc MB

Đặc điểm sinh vật học

☑ Khi trưởng thành có tính yếu với ánh sáng, phần lớn là sống trong đất, hoạt động chủ yếu về đêm, thực hiện giao phối rồi chui xuống đất đẻ trứng xung quanh gốc mía.

☑ Sâu non mới nở tập trung trên lá cờ hoặc đỉnh lá, gặm những biểu mô mềm của lá. Cuối tuổi 1 sang tuổi 2 ăn những phần cứng hơn.

☑ Đặc biệt đến tuổi 3, chúng di chuyển xuống phía dưới tìm những phần của mía đục vào. Bọ trưởng thành gặm phá gốc thân mía khá mạnh, ban ngày thường nằm ngay trong các hốc lõm ở gốc thân mía.

☑ Vòng đời là 1 năm, sâu tuổi 1 là 10-20 ngày, tuổi 2 là 42-50 ngày, tuổi 3 là 120-150 ngày.

Điều kiện sinh thái

Bọ hung

☑ Với khí hậu nhiệt đới ở nước ta thì bọ hung gây hại quanh năm. Đặc biệt là những năm thời tiết tháng 3, tháng 4 ấm áp, có mưa sớm thì bọ trưởng thành xuất hiện sớm và có thể gây hại nặng.

Bọ hung sinh trưởng và phát triển mạnh trong đất tơi xốp, thoát nước, ít chất hữu cơ và có độ pH hơi chua.

☑ Thiên địch: bọ hung trưởng thành có thể bị loại nấm Metarrinirum anisopliae ký sinh, hạn chế một phần sự phát sinh.

Bọ hung đen hại mía

Triệu chứng gây hại

Bọ hung hại mía

Bọ hung đen trưởng thành và bọ hung non từ tuổi 3 gặm ăn rễ non và thân ngầm gây héo nõn hoặc chết cây. Đặc biệt khi khô hạn và mía còn nhỏ.

☑ Mía nhỏ, sâu đục vào đỉnh sinh trưởng, gây chết đọt. Khi mía có lóng, sâu đục vào khoảng giữa 2 lóng mía, chúng phá hại nặng ở thời kỳ đẻ nhánh làm mía non chết đọt, đổ gãy.

☑ Nếu mía để gốc thì đẻ nhánh rất ít, do bọ hung ăn mầm non, mía cao dễ bị đổ khi có gió to.

Biện pháp phòng trừ bọ hung đen hại mía

☑ Vệ sinh đồng ruộng sạch, thu dọn tàn dư cây mía (gốc, lá già) đem tiêu hủy.

☑ Có thể sử dụng biện pháp thủ công tập trung bắt bọ hung non và trưởng thành đem tiêu hủy.

☑ Luân canh với cây trồng khác hoặc cho nước vào ngâm 2-3 ngày trước khi trồng.

☑ Trước khi trồng mía cần xử lý đất bằng một trong các loại thuốc: Vibasu 10H, Diazan 10H, Regent 0,3G… liều lượng 30 – 40 kg/ha, bón lót xuống luống, sau đó phủ đất lấp ngọn mía.

Bọ hung nâu hại rễ chè

Đặc điểm bọ hung nâu

☑ Sâu non sống dưới đất, càng lớn càng chui sâu xuống đất, có hai lần lột xác, lần lột xác thứ 2 sâu non chui lên gần mặt đất là thời kỳ phá hại nặng nhất, sau đó đến lúc sâu non hóa nhộng lại ngoi lên gần mặt đất.

☑ Vào mùa đông hàng năm, từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời kỳ sâu non chui sâu nhất tới 30-35 cm.

☑ Cho đến mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, thì sâu lại chui lên gần mặt đất hại rễ chè.

☑ Thường vào tháng 4,5 sau cơn mưa sâu trưởng thành bay ra, vào ban đêm, giao phối, đẻ trứng ở trong đất sâu 1-2 cm, trứng đẻ từng quả hoặc từng nhóm quả.

Triệu chứng gây hại

☑ Thời kỳ sâu non thì phá hoại rễ dưới lòng đất, trưởng thành thì ăn cả phần thân gỗ của rễ và thân ngầm dưới đất.

☑ Khi mới gây hại thì không thể phát hiện được, chỉ đến khi cây chè đã biến mầu, hoặc chết thì mới phát hiện được, lúc đó phòng trừ thì đã muộn.

Phòng trừ bọ hung hại rễ cây chè

☑ Vệ sinh, dọn cỏ sạch, cày đất sâu để diệt bỏ trứng và bắt sâu non.

☑ Sử dụng phân bón hữu cơ cho chè nên tránh trộn mùn cưa, bã mía hay cỏ khô.

☑ Đặc biệt là vào mùa mưa nên đặt bẫy để bắt bọ hung trưởng thành.

☑ Tiến hành xử lý thuốc Vibasu 10H 40 kg/ha, Diaphos 10H 50 kg/ha và Furadan 3G 50 kg/ha. Là các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, tác dụng thấm sâu, tiếp xúc, vị độc mạnh và xông hơi.

Diashos 10G

Mời các bạn xem thêm bài viết hướng dẫn cách diệt trừ sâu vẽ bùa hiệu quả mà an toàn tại link: Sâu Vẽ Bùa 👈

Biện pháp phòng trừ sùng trắng (ấu trùng bọ hung)

Biện pháp canh tác

☑ Làm đất – vệ sinh vườn thật kỹ: Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại để hạn chế sự tồn tại của nguồn sâu hại trước khi trồng.

☑ Thường xuyên xới xáo, vun gốc định kỳ 2 tháng 1 lần tạo môi trường sống bất lợi cho ấu trùng.

☑ Không sử dụng phân động vật tươi để bón vì đây là điều kiện để dẫn dụ bọ hung đến đẻ trứng phá hoại cây trồng.

☑ Trồng xen khoai lang trong vườn để thu hút sùng trắng tập trung gây hại trên khoai lang sẽ làm giảm mật độ sùng tấn công trên cây trồng chính.

Biện pháp sinh học

Biện pháp phòng trừ bọ hung

☑ Trồng xung quanh vườn loài hoa dã quỳ có tác dụng xua đuổi sự gây hại của sùng trắng.

☑ Dùng các chế phẩm sinh học như Metarhizium anisopliae để phòng trừ ấu trùng: sử dụng chế phẩm Metament 90DP hoặc Vimetarzimm 95DP với liều lượng 10kg/ha.

Biện pháp thủ công

☑ Vào thời điểm tháng 5, tháng 6 khi sâu non chui lên ăn rễ, xới cỏ khi thấy sâu non màu trắng thì thu bắt và tiêu diệt.

☑ Sử dụng bẫy đèn để thu bắt trưởng thành.

Biện pháp hóa học

Xử lý đất vườn trồng hàng năm vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, đặc biệt là sau cơn mưa, bằng một trong các loại thuốc sau: Tasodant 12GR, Nugor 10GR, Ritenon 150GR trộn vào đất.

Lưu ý: Thời điểm xử lý thuốc hóa học tốt nhất là giai đoạn sùng mới nở, tuổi 1 – tuổi 2 (tháng 6 – tháng 7). Nếu xử lý quá muộn (tháng 8 – tháng 9) khi sùng đã ở tuổi 3 hoặc sắp hóa nhộng thì hiệu quả của các loại thuốc hóa học rất thấp.