Bệnh thán thư trên xoài là một loại bệnh rất phổ biến và khiến người làm nông khó khăn trong việc tiêu diệt và phòng ngừa chúng.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ giới thiệu cho các bạn những loại thuốc trừ bệnh thán thư trên xoài cũng như đặc điểm và cách phòng tránh của bệnh này nhé!

1. Nguyên nhân và thời gian gây bệnh thán thư trên xoài

Bệnh thán thư trên xoài

– Bệnh thán thư hại xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra và gây hại trên xoài ở hầu hết toàn bộ các tháng trong năm. Tại những tỉnh miền Bắc chúng gây hại mạnh nhất vào những tháng 3, 4 tiếp đến là những tháng 2, 5, 7, 8.

Đối với phía Nam bệnh thường hình thành vào những tháng mùa mưa. Bệnh sẽ thuyên giảm dần và ít gây hại vào tháng 11 và 12 hàng năm.

Để tiêu diệt bệnh thán thư trên trên cây xoài chúng ta có thể sử dụng nấm đối kháng để diệt, loại này vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho người sử dụng.

2. Nhận biết triệu chứng của bệnh thán thư trên cây xoài

Bệnh thán thư gây hại trên toàn bộ những bộ phận của cây. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng bộ phận gây hại mà bệnh có những biểu hiện triệu chứng khác nhau:

– Trên lá: giai đoạn lá non là khi lá mẫn cảm nhất với bệnh. Đầu tiên chúng hình thành những đốm đen nhỏ nằm rải rác, sau đó lớn dần lên và tạo thành những mảng lớn có hình tròn hoặc góc cạnh màu nâu tối.

Khi vết bệnh già thì chuyể sang màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng đi. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau sẽ khiến cho lá xoài bị vặn vẹo, xoắn cong.

– Trên hoa: Cũng giống với lá, bào tử nấm xâm nhập tại những gié non tạo thành những chấm đen nhỏ nằm rải rác trên trục và nhánh hoa. Rồi dần dần lớn lên khiến cho các bông hoa không nở và không thụ phấn được.

Bệnh thán thư trên bông xoài càng sinh trưởng mạnh càng khiến hoa bị rụng nhiều hơn, các gié hoa, cành hoa bị thối đen, khô héo và chết dần theo thời gian.

– Trên quả: Bệnh thán thư trên xoài tấn công khiến cho cuống trái bị thối đen và rụng dần. Ở thời điểm quả non bệnh thường hình thành tại hõm của cuống quả.

Những vết đốm nâu lan rộng ra khiến cho quả không lớn được hay có thể gây dị hình méo mó. Bệnh tiến triển nặng có thể gây rụng quả hàng loạt

– Nhiệt độ và độ ẩm là hai trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh thán thư trên xoài.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 cho tới tháng 4, lúc này thời tiết có độ ẩm cao (lớn hơn 80%), trời ấm (nhiệt độ dao động từ 25 tới 26 độ C) đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh sinh trưởng và phát triển mạnh. Ở thời kì này các bạn cần hết sức đề phòng bệnh thán thư hại xoài nhé.

3. Biện pháp phòng trừ thán thư trên xoài

Bệnh thán thư hại xoài

Để có được biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên bông xoài hữu hiệu nhất thì các bạn cần phải thực hiện nhiều việc trong một  khoảng thời gian. Hãy thực hiện theo quy trình mà Fao hướng dẫn dưới đây để đạt được kết quả cao nhất nhé.

  • Tiến hành vệ sinh thu gom cành lá khô, trái rụng trong vườn để tránh trường hợp giữ lại nguồn bệnh trong vườn
  • Cắt tỉa cành tạo cho vườn được thông thoáng sao cho ánh nắng có thể xâm nhập vào bên dưới tán cây. Ngăn ngừa sự sinh trưởng của nấm, đồng thời khống chế chiều cao cây, dễ dàng cho việc chăm sóc, thu hoạch.
  • Khoảng thời gian từ 45 đến 50 ngày sau xử lý ra hoa hay khi trái to cỡ quả trứng, nên thực hiện bao trái để ngăn ngừa bệnh thán thư và những loại côn trùng gây hại khác cho cây xoài.

4. Thời điểm phun thuốc phòng và trừ hiệu quả nhất đối với bệnh thán thư trên xoài

Bệnh thán thư trên bông xoài

Đây là 3 thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành phun thuốc trừ bệnh thán thư, hãy phun thuốc theo đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian theo sự hướng dẫn của Fao để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

  • Lần 1: Tiến hành phun trước khi hoa nở 5 ngày để chủ động ngăn ngừa nấm tấn công thời kì hoa nở khiến thối hoa, rụng hoa và rụng các quả non.
  • Lần 2: Phun thuốc trừ bệnh thán thư trên cây xoài sau khi hoa nở được khoảng 30 cho tới 50% (sau khoảng thời gian 20 ngày sau thì xử lý lần 1) để bảo vệ những gié hoa còn lại và những quả non vừa mới đậu.
  • Lần 3: Thực hiện
  • trước khi thu hoạch 15 ngày phòng bệnh gây hại trên vỏ quả, giúp cho vỏ quả sáng hơn, bóng đẹp hơn và hạn chế được bệnh gây thối cuống quả.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về bệnh thán thư trên xoài cũng như là những cách phòng ngừa, điều trị triệt để bệnh rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây trồng xanh tốt, khỏe mạnh mà k phải lo lắng tới bệnh thán thư nhé. Chúc các bạn thành công!