Trong kỹ thuật nhân giống bưởi, thì cách chiết cành bưởi hạt đang tỏ ra vượt trội so với những hình thức khác, bởi áp dụng phương pháp này cây giống kế thừa tối ưu đặc tính tốt từ cây mẹ, tỷ lệ thoái hóa thấp, thời gian cho thu kéo dài lên tới 20 đến 30 năm.
Chiết cành bưởi là phương pháp nhân giống vô tính, bằng cách kích thích rễ mọc ra từ một cành từ cây mẹ, tiếp theo cắt rời phần phía dưới rễ để tạo ra 1 cây con độc lập.
So với những kỹ thuật ghép cành bưởi đại trà thì hầu hết những nhà vườn đều lựa chọn cho mình cách chiết cây bưởi đơn giản, bởi phương pháp này vừa dễ dàng thực hiện lại thu được hiệu quả cao.
Đến với bài viết ngày hôm này, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuật chiết cành bưởi cũng như là những cách chiết, cách chăm sóc cành sau khi chiết để đạt được chất lượng tốt nhất nhé.
Mục Lục
Chuẩn bị dụng cụ chiết cành bưởi
Trước khi bước vào cách chiết cành cây bưởi thì bạn cần phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết để quá trình cách chiết bưởi được nhanh chóng và dễ dàng hơn nhé.
- Dao chiết cành: dao được sử dụng để thực hiện cách chiết bưởi diễn cần phải được khử trùng sạch.
- Vật liệu dùng để bó bầu: đất bùn
Thời vụ chiết bưởi
Thời vụ để tiến hành kỹ thuật chiết bưởi da xanh khá quan trọng, nếu bạn chiết sai thời điểm sẽ khiến cành triết khó phát triển cũng như không đạt được mục đích của mình.
Mọi người thường chiết cành bưởi vào 3 thời vụ chính dưới đây, hãy tham khảo và lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiện cách chiết cành bưởi da xanh nhé.
– Thời gian đầu xuân ,ra giêng tháng 2, lúc này có thời tiết mát mẻ, độ ẩm vừa đủ chính là thời điểm phù hợp nhất để các bạn nhân giống. Bởi lúc này cây đang trong thời kì sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, cũng giống như người làm giống sẽ định hình được tại cành nào thì cây sẽ cho quả.
– Ngoài ra để có thể thu hoạch được giống bưởi vào vụ thu người ta cũng có thể tiến hành chiết cành bưởi vào cuối hè tháng 8. Tuy nhiên ở thời điểm này cần tránh thực hiện vào những ngày mưa kéo dài, trời quá nóng để nâng cao tỷ lệ ra rễ và giảm thiếu mầm bệnh xâm nhập vào cây.
– Với trường hợp, cây bưởi đang ở giai đoạn lấy quả là chính, thì chỉ nên thực hiện kỹ thuật chiết cành bưởi da xanh vào tháng 4 – lúc này quả non đã định hình, bất đắc dĩ thì mới thêm một vụ vào cuối tháng 8 sau khi mùa mưa đã kết thúc mới đảm bảo tỷ lệ cành ra rễ
Cách chiết cành bưởi đúng cách
Trong kỹ thuật chiết cành bưởi Fao chia nhỏ thành 5 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần nắm được những kỹ thuật, cách thực hiện theo sự hướng dẫn của Fao. Hãy thực hiện theo những quy trình dưới đây nhé.
1. Chọn cành chiết và chuẩn bị đất quấn
Nên lựa chọn những cành trên cây mẹ khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh, cây có độ tuổi nằm trong khoảng từ 5 đến 10 năm là hợp lý nhất (bởi ở độ tuổi này cây có sức sống ổn định, cành tán sinh trưởng mạnh mẽ, cũng như biết được giá trị thực tế của cây lựa chọn làm giống: cao hay thấp, chất lượng quả khi thu hoạch có ngon hay không
Cành chiết được chọn cần có những tiêu chuẩn sau:
Có từ 2 tới 3 nhánh, là cành bánh tẻ (không non cũng không già)
Chiều cao dao động từ 40 đến 50cm
Đường kính là 3cm
2. Chuẩn bị đất cuốn hoặc giá thể
Sử dụng đất bùn tốt nhất là lấy từ ao hồ lên ( hay có thể sử dụng giá thể chuyên để nhân giống ), sau đó đem phơi ải trong vòng 1 đến 2 ngày cho chúng dẻo quánh lại.
Có nhiều người thắc mắc tại sao phải lấy bùn mà không phải đất mịn trộn cùng với nước?
Bởi trong thành phần của bùn chứa nhiều đất hữu cơ dễ hấp thụ, tuy nhiên cần phải được phơi ải để loại bỏ những loại vi khuẩn, cũng như phải trộn cùngt với rơm khô để tăng độ bám khi thực hiện quấn bầu.
3. Khoanh vỏ kích thích rễ
- Bước 1: Chuẩn bị một con dao thật sắc, đã được khử trùng như đã hướng dẫn ở trên
- Bước 2: Tại vị trí mà bạn muốn kích thích rễ mọc ra, khứa 2 vòng tròn liên tiếp cách nhau 1 đoạn 4cm, vết cắt chạm đúng tới tầng sinh gỗ.
- Bước 3: Cạo thật sạch phần vỏ tại vị trí giữa hai điểm khứa, lưu ý vết khứa phải gọn gàng không bị nát để tránh tình trạng bị thối và bị sâu bệnh hại tấn công sau này.
Theo nhiều nhà chuyên gia chia sẻ rằng, để cây con có thể nhanh chóng ra rễ thì việc làm sạch phần vỏ là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp xitikinin không thể chuyển tiếp được phần ngọn qua mạch dẫn ở vỏ.
Vì vậy giúp tỷ lệ giữa Auxin và Xitikinin thay đổi nên rễ có thể mọc nhanh hơn
Đồng thời các bạn nên để vết cắt khô lại sau đó mới thực hiện bước bỏ bầu đất, thường để phơi trong khoảng thời gian là 1 ngày thì tốt nhất.
4. Bó bầu đất
Công việc tiếp theo trong chu trình cách chiết cành bưởi hạt mà các bạn cần làm đó chính là đắp đất thật kín xung quanh bằng bùn đã được chuẩn bị từ trước.
Ở bước này các bạn cần chú ý quấn chặt, với lượng bùn vừa phải nếu to quá thì bầu đất sẽ rất dễ bị vỡ tuột, nhỏ quá thì lại không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cành chiết.
Sử dụng túic nilon có độ dày vừa đủ để bao lấy phần đất đã quấn trước đó, nên sử dụng nilon có màu trắng để tiện quan sát quá trình sinh trưởng của rễ.
Cuối cùng bạn cố định lại bằng dây 2 đầu, làm chặt phần phía trên để nước mưa không thể làm trôi bầu đất, trong khi phần phía dưới chỉ buộc hờ để có không khí lưu thông và dễ dàng thoát nước.
Trong trường hợp do thời gian gấp rút, để việc trồng bưởi theo đúng mùa vụ thì các bạn có thể phun hóa chất hỗ trợ như N3M, Super root hoặc Atonik … để rễ được mọc nhanh hơn.
5. Cắt cành và ra rọ
Sau khoảng thời gian là 3 tháng kể từ khi thực hiện cách chiết cành bưởi hạt thì cây đã ra rễ đầy đủ, khi quán sát qua lớp nilon bạn có thể dễ dàng thấy được rễ đã chằng chịt hay thậm chí còn đâm xuyên qua túi.
Tiếp theo các bạn sẽ tiến hành việc cắt cành (trong giai đoạn này bản cần phải thật nhẹ nhàng để tránh làm vỡ mất bầu đất).
Với chiết cành bưởi các bạn có thể mang cây con đem trồng luôn. Tuy nhiên để đảm bảo rằng cây được sống tốt nhất thì các bạn nên đưa vào bầu và để ươm trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng.
Giai đoạn chăm sóc cây ươm: bạn cần phải thường xuyên bổ sung lượng nước cần thiết kết hợp việc bón phân, nhặt sạch toàn bộ cỏ dại và chăm sóc cho cây để tránh sâu bệnh xâm nhập.
Có thể pha hỗn hợp gồm: Urê 0.05 kg+ Kali 0.05kg + Lân 0.1 kg pha cùng với 10 lít nước tưới đều xung quanh mỗi gốc mỗi lần cây con cần bổ sung độ ẩm.
Nhìn chung, cách chiết cành bưởi được coi là cách nhân giống tương đối hoàn hảo để tạo ra những cây con khỏe mạnh và giữ được những yếu tố di truyền từ cây mẹ, giúp cho quả sau này đảm bảo được năng suất cũng như chất lượng.
Chú ý khi thực hiện cách chiết cành bưởi
Một vài lưu ý bạn cần phải quan tâm trong quá trình thực hiện cách chiết cành bưởi hạt mà Fao muốn chia sẻ với các bạn đó là:
- Chú ý tránh thực hiện chiết cành bưởi vào tháng 2, ở thời điểm này sẽ ảnh hưởng xấu tới số lượng lộc chính của cây, khiến tạo ra hoa ít. Hoặc tháng 10 là thời kì quả đang vào nước, chiết cành bưởi vào thời điểm này sẽ khiến độ ngọt của bưởi giảm xuống.
- Các bạn cần phải xác định cành bưởi được dùng để chiết không đơn giản chỉ là để làm giống mà còn là cách định hình cho tán cây.
- Tránh trường hợp chiết phá, tức là làm giống tại mọi vị trí có thể khiến cây bị thui chột và không có khả năng vực lại năng lực sống.
- Có thể tận dụng những nhánh xấu, đơn lẻ còi cọc, cành vượt để làm giống. Tránh sử dụng những cành lớn cấp 2, cành thuộc nhánh chính của cây, cành hữu ích, trồi ngọn… hay những cành nằm sâu bên trong tán cây, khuất ánh sáng.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong được cách chiết cành bưởi hạt cũng như những kỹ thuật chiết, cách chăm sóc cành sau khi chiết để đạt được chất lượng cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây bưởi bằng cách chiết cành bưởi mà Fao hướng dẫn ngày hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công!