Cây trầu bà leo cột trồng cả trong nước hoặc trên đất, đặc biệt nếu đặt ở góc phòng khách thì siêu đẹp. Trầu bà leo cột còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc, khi trồng người ta cũng quan tâm xem nó hợp mệnh nào và tuổi nào.

Cây trầu bà leo có dáng vẻ thanh lịch, sang trọng, rất phù hợp để trang trí không gian làm việc, học tập, hay sinh sống.

Không chỉ vậy, loài cây này còn chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhiều người lựa chọn trầu bà leo cột cũng chỉ vì những ý nghĩa phong thủy của chúng.

Cây trầu bà leo cột

Đến với bài viết này, Fao.org.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cây trầu bà leo cột cũng như ý nghĩa, các kỹ thuật chăm sóc đảm bảo sở hữu những cây trầu bà leo khỏe mạnh và chất lượng tốt nhất nhé.

Ý nghĩa của trầu bà leo cột trong phong thủy

Mỗi loài cây đều chứa ẩn một ý nghĩa riêng, trầu bà leo cũng vậy, ý nghĩa của chúng còn thể hiện trong phong thủy và trong đời sống.

Cách trồng trầu bà leo cột

Khi lựa chọn cây cảnh để trồng, yếu tố rất quan trọng mà nhiều người quan tâm chính là ý nghĩa phong thủy loại cây đó đem lại. Cây Trầu Bà Leo Cột được biết tới là một giống cây chứa ẩn nhiều sự may mắn cho người sở hữu.

Mọi người quan niệm rằng cây trầu bà leo mang lại tiền tài và thịnh vượng cho gia chủ. Ý nghĩa này được hình thành từ chính sức sống dẻo dai, bền bỉ của cây khi cây có thể phát triển tại những điều kiện môi trường đầy khắc nhiệt.

Đây là một trong những lý do chính để cây trầu bà leo là một trong số cây nội thất được trồng rất phổ biến tại Việt Nam.

Ý nghĩa của cây trầu bà leo trong đời sống

Kích thước của cây Trầu Bà leo tương đối lớn, nên cây thường được trồng trong chậu trang trí nơi sảnh, góc phòng, hành lang, sân hay vị trí hiên nhà. Đặc biệt là khách sạn, công ty, cơ quan thường đặt chậu cây Trầu Bà leo cột ở sảnh hay ngoài cửa chính.

Ý nghĩa cây trầu bà leo cột

Cây mang tới một không gian tươi xanh thanh bình, xua tan đi những căng thẳng, mệt mỏi cho người nhân viên, khách hàng.

Với công dụng tuyệt vời như vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cây Trầu Bà leo cột làm một món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè, người thân vào dịp khánh thành, khai trương, tân gia,…

Là loại cây có công dụng trong việc thanh lọc không khí rất tốt. Cây hấp thụ những khí thải độc hại như Aldehyde formic, benzene, monooxide de carbone, formallhelyde, toluene. Vì vậy, trầu bà leo không chỉ là cây cảnh để trang trí mà còn mang tới công dụng rất tốt cho sức khỏe của con người.

Cây trầu bà leo cột hợp mệnh nào

Cây Trầu Bà leo có lá màu xanh đậm bóng mượt, là màu bản mệnh của hành Mộc. Vì vậy, loài cây này rất phù hợp với những người mệnh Mộc và Hỏa (Mộc sinh Hỏa).

Tính cách của những người mệnh thường phóng khoáng, bao dung, còn người có mệnh Hỏa thì trong mình luôn tràn đầy năng lượng nhiệt huyết.

Mệnh Mộc kết hợp với cây Trầu Bà leo sẽ giúp họ an nhiên và kiên định hơn. Còn đối với mệnh Hỏa trồng cây Trầu Bà leo như bổ sung thêm sức mạnh để phát triển trong sự nghiệp.

Có thể bạn chưa biết, cây Trầu Bà leo cột có thể thuộc loại Trầu Bà vàng hay Trầu Bà cẩm thạch, có lá xanh kết hợp cùng những sọc vàng trắng.

Lúc này, cây sẽ hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Kim hơn. Mệnh Thổ có tính cách hơi cứng nhắc, trồng cây Trầu Bà leo thì vận cuộc đời uyển chuyển, êm đềm hơn. Người có mệnh Kim khi sở hữu cây cẩm thạch sẽ nhận được nhiều vạn phúc, may mắn.

Cây trầu bà leo cột hợp tuổi nào

Theo phong thủy, cây Trầu Bà leo cột hợp với những người có tuổi Ngọ. Người cầm tinh con ngựa là những người có nhiều năng lượng nhưng khả năng dễ bốc đồng rất cao.

Họ thường trong trạng thái không ổn định nên việc giữ tài khí khá khó, làm ăn thường xuyên thua lỗ. Khi trồng cây Trầu Bà leo, cây này sẽ giúp họ vững vàng hơn trong sự nghiệp, tài chính. Hơn nữa, cây cũng mang tới cho gia chủ nhiều may mắn, bình an.

Đặc điểm sinh trưởng cây trầu bà leo cột

Hãy tham khảo những đặc điểm phát triển cơ bản của cây trầu bà leo để việc thực hiện cách trồng cây trầu bà leo cột được hiệu quả nhất nhé.

Đặc điểm cây trầu bà leo cột

Cây trầu Bà leo là giống cây thuộc dòng Trầu Bà nhưng thân lá sinh trưởng lớn hơn nhiều, chúng cần có trụ chính giữa để có thể leo tròn xung quanh trụ.

Ngoài cái tên Trầu Bà leo cột, loài cây này còn được gọi với những tên khác như Hoàng Tâm Diệp, Trầu Bà Hoàng Kim. Tên khoa học của chúng là Epipremnum aureum, thuộc dòng họ Araceae (họ Ráy).

Là loại cây thân leo, tròn mập gồm nhiều rễ khí sinh, thường được trồng theo kiểu uốn cong xung quanh cột trụ.

Lá Trầu Bà leo cột mọc cách, thuôn dài tại vị trí đỉnh, bầu tròn dạng hình trái tim ở cuống, màu xanh bóng đặc trưng, có cây trầu bà leo xen kẽ sọc trắng vàng trên lá.

Cụm hoa có dạng hình mo, cuống ngắn, trục hoa dày. Việc ra hoa của cây là khá khó, bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc đúng kỹ thuật và đúng phương pháp thì cây mới có thể nở hoa. Cây trầu bà leo trồng lâu năm có thể phát triển tới độ cao từ 1 đến 2m.

Cách trồng cây trầu bà leo cột

Trong cách trồng cây trầu bà leo thì Fao chia nhỏ thành 2 bước chính, mỗi bước tương ứng với một quá trình, mỗi quá trình đòi hỏi bạn thực hiện theo đúng kỹ thuật, quy trình mà Fao hướng dẫn để đảm bảo thu hoạch được những chậu cây xanh tốt nhất nhé.

1. Nhân giống

Nhân giống trầu bà leo cột

Bạn hãy tiến hành cắt một đoạn cành có nhánh và lựa chọn những cây có mầm khỏe của cây trầu bà leo cột, sau đó đem trồng vào trong chậu cát thô hay đá trân châu.

Tuyệt đối không được đem cành trầu bà leo giống vào nước hay đất ẩm bởi vì bí kíp nhân giống loài cây này chính là ngăn cản sự phát triển.

2. Kỹ thuật trồng cây trầu bà leo cột

Trồng cây trầu bà leo cột trong đất:

Cách trồng cây trầu bà leo cột này là cách trồng truyền thống, thực hiện nhanh chóng và đơn giản.

Bạn cần chuẩn bị một chậu sứ trắng có kích thước phù hợp với vị trí đặt để cây, sau đó cho một phần đất trồng tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng vào bên trong chậu.

Tiếp theo, bạn đặt cây trầu bà leo cột vào vị trí chính giữa chậu sứ và đổ toàn bộ phần đất còn lại sau đó san bằng mặt chậu.

Công đoạn cuối cùng, bạn sử dụng dao sắc vuốt cho tới khi nhẵn cọc gỗ và đóng sát vào thân cây giúp cho dây trầu bà leo quấn chặt và có thể leo lên cao.

Trồng cây trầu bà leo cột trong nước:
Đây là một phương pháp trồng thủy sinh là cách trồng mới, thích hợp với những bạn muốn đặt cây trong môi trường văn phòng công sở, cần sự sạch sẽ và độc đáo.

Kỹ thuật trồng trầu bà leo cột

Bạn chỉ cần tiến hành rửa sạch rễ cây sau đó đặt vào bình thủy tinh chứa dung dịch thủy canh pha loãng cùng với nước là đã sở hữu được chậu trầu bà xinh xắn để bàn làm việc rồi.

​​Cách chăm sóc cây trầu bà leo

Quá trình chăm sóc cây trồng là vô cùng cần thiết, khi cây được chăm sóc đầy đủ cây sẽ phát triển rất nhanh chóng, chất lượng màu của lá sẽ rất đẹp.

Vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây trồng của mình để tránh những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng xấu cho cây. Hãy tưới nước cho cây theo định kì và với liều lượng đầy đủ.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây Trầu Bà leo dao động từ 150C đến 300C. Cây không chịu được thời tiết lạnh nên khi trời lạnh phải đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 8 độ C.

2. Chế độ nước

Cây trầu Bà leo là loài cây ưa ẩm, nhu cầu về nước tưới cao, không chịu đuộc hạn, tưới nước theo định kì là 1 lần/ ngày. Trong quá trình tưới cần tránh trường hợp quá nhiều nước gây nên hiện tượng ngập úng, cây sẽ bị vàng lá và dần dần thối rễ.

Còn đối với cách trồng cây trầu bà leo cột theo phương pháp thủy sinh thì phải thay nước 1 lần/tuần, lượng nước tiêu chuẩn là ngập 2/3 bộ rễ.

3. Yêu cầu về đất

Cây trầu bà leo cột sẽ phát triển tốt nhất nếu chúng được trồng trong môi trường đất tơi xốp, thoáng khí, có khả năng giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng. Bạn có tự tạo nên đất trồng thích hợp bằng cách trộn hỗn hợp đất gồm phân chuồng hoai mục + đất trồng + than củi để lâu ngày.

Tiến hành cắt tỉa đi toàn bộ rễ, lá bị hỏng, tránh thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa đem cây ra bên ngoài.

Nhu cầu về dinh dưỡng của cây trầu bà leo tương đối thấp, vì vậy nên bạn không cần sử dụng lượng lớn phân bón cho cây. Thi thoảng bón thêm một chút phân bón lá hòa tan cùng nước tưới cho cây là được.

4. Sâu bệnh

Cây Trầu Bà hiếm khi bị nhiễm sâu hại, nhưng thi thoảng cũng bị một vài bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ…

Khi phát hiện sâu bệnh gây hại cho cây thì bạn có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật để tiêu diệt chúng. Để góp phần hạn chế sâu bệnh xâm nhập vào cây, bạn cần phải thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước cho cây…

5. Vị trí đặt cây trầu bà leo cột

Việc trồng cây trầu bà leo rất đơn giản, dù trong điều kiện thiếu nắng thì cây cũng hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt.

Nên đặt cây tại những vị trí có ánh sáng tự nhiên, râm mát vì cây Trầu Bà leo là giống cây ưa bóng, thích hợp với cường độ áng sáng trung bình. Nếu Trồng cây Trầu Bà leo ngoài trời thì bạn phải thiết kế mái che. Nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá lâu ngày có thể sẽ chết.

Chăm sóc trầu bà leo cột

Cây Trầu Bà trồng trong nước để bàn thì không đặt tại sát cửa kính hay những vị trí  nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần đem cây ra phơi nắng 1 lần vào thời điểm sáng sớm chừng 15 đến 30 phút.

Những mẹo nhỏ chăm sóc cây trầu bà leo cột

Hãy chú ý tới những mẹo nhỏ dưới đây để chậu trầu bà leo cột nhà bạn được khỏe mạnh và chất lượng tốt nhất nhé.

Nếu bạn tự tay trồng cây trầu bà leo thì lưu ý cách chăm sóc cơ bản như sau:

  • Là loài cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng nên cần lưu ý tưới cho cây với lượng nước vừa phải
  • Thường xuyên lau lá cho cây để phòng tránh sâu, bệnh xâm nhập.
  • Không được đổ bã chè, bã café vào chậu cây, luôn giữa cho bề mặt chậu cây được thông thoáng, thực hiện đều đặn mỗi tháng một lần nên đem chậu cây ra ngoài trời một tuần.
  • Không đặt chậu cây trầu bà leo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Khi cây hình thành những lá úa, lá vàng, lá héo thì phải cắt bỏ chúng đi ngay.
  • Cây bị rụng lá hay những nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là thời điểm bạn cần phải chăm sóc đặc biệt hay thay thế một cây mới.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng cây trầu bà leo cột cũng như tìm hiểu về những ý nghĩa phong thủy của chúng rồi. Qua bài viết này, Fao.org.vn hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu trầu bà eo khỏe mạnh, xanh tốt và đem tới cho gia đình bạn vận khí tốt, may mắn và thịnh vượng nhé. Chúc bạn thành công!