Trầu bà đế vương loại cây cảnh đẹp sang trọng có thể trồng để bàn. Bài viết về ý nghĩa phong thủy, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương.

Trầu bà đế vương là loài cây được mọi người sử dụng với mục đích chính là trang trí bàn làm việc, phòng khách, ban công,… giúp tôn lên vẻ đẹp của không gian bạn sinh sống. Không chỉ vậy, loài hoa này còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe con người nữa.

Trầu bà đế vương

Những ý nghĩa phòng thủy tiềm ẩn trong trầu bá đế vương đã khiến nhiều người tò mò và muốn được sở hữu cho chính gia đình mình những chậu cây tuyệt đẹp này.

Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cây trầu bà đế vương cùng với cách chăm sóc để đảm bảo thu được những chậu cây khỏe mạnh, rực rỡ một khoảng nhà nhé.

Đặc điểm của cây trầu bà đế vương

Để có thể thành công trong quá trình thực hiện cách trồng cây trầu bà đế vương thì việc bạn không nên bỏ qua là tìm hiểu về đặc điểm của cấy. Nắm được những đặc tính của trầu bá đế vương thì việc trồng và chăm sóc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều phải không nào.

1. Cây trầu bà đế vương đỏ

Trầu bà đế vương xanh có tên khoa học là Philodendron Imperial Red thuộc loài cây thân thảo dạng lớn.

Cây Trầu bà đế vương

Loài cây này không có thân, lá cây tương đối to, hình dạng bầu dục và nhọn tại vị trí ở cuối lá. Màu sắc chính của cây là màu đỏ tía đó, đây chính là điểm thu hút của nhiều người chơi.

Cây trầu bà đế vương nở theo từng cụm trắng ngà theo phương thẳng lên trời. Cây có thể phát triển tới độ cao 1m5 nếu trồng trong chậu và khi trồng tự nhiên cây có thể phát triển tới độ cao hơn nữa.

2. Cây trầu bà đế vương xanh

Tên khoa học của cây trầu bà đế vương xanh là Philodendron Imperial Green. Lá cây có dạng hình bầu và teo nhỏ lại tại vị trí cuối lá, lá cây màu xanh sẫm, mặt rất mọng nước và lá bóng.

Cây Cây Trầu bà đế vương xanh

Cây mọc theo từng bụi, cây sống lâu năm thì có dạng thân cột.

Công dụng thần kỳ của trầu bà đế vương

Chắc hẳn ai cũng biết được đây là một loài cây dùng để trang trí đúng không nào. Tuy nhiên, chúng còn chứa đựng nhiều công dụng tuyệt vời sẽ khiến bạn ngỡ ngàng đó. Cùng Fao tìm hiểu những công dụng của cây trầu bà đế vương nhé.

Cây có khả năng giúp thanh lọc không khí, hút đi những chất độc trong môi trường. Tạo nên khong gian sinh sống, làm việc của bạn cảm giác thoải mái, giúp tập trung và ghi nhớ tốt hơn.

Tăng cường khả năng làm việc, sáng tạo cho con người, tạo cảm giác thỏa mái về tâm lý cũng như sức khỏe.

Công dụng của cây trầu bà đế vương

Trầu bà đế bương có thể giảm nhiệt trường từ những thiết bị điện tử phát ra tại văn phòng. Đặc biệt là cây tạo mỹ quan cho văn phòng bạn trở nên xanh tươi hơn, gây nên thiện cảm cho người đối diện.

Cây trầu bà đế vương chứa trong mình ý nghĩa phong thủy là tạo nên sự may mắn về tài lộc và quyền lực cho người sở hữu. Giúp cho gia chủ gặp nhiều suôn sẻ trong công việc và an tâm về sức khỏe.

Ý nghĩa của cây trầu bà đế vương theo phong thủy

Mỗi một loài cây cảnh trong phong thủy đều chứa đựng một ý nghĩa may mắn khác nhau. Bạn có tò mò trầu bà đế vương có những ý nghĩa phong thủy gì không nhỉ, Fao sẽ giải đáp cho bạn ngày đây.

Dựa vào phong thủy ngũ hành cây trầu bà đế vương thích hợp với những người mệnh mộc. Khi gia chủ sở hữu được loài cây này, gia chủ sẽ làm ăn phát đạt, may mắn và tài lộc sẽ đến với gia đình.

Theo chia sẻ của nhân gian, nếu bạn trồng cây trầu bà đế vương theo hướng Đông Nam thì cây có thể phát huy rõ rệt ý nghĩa phong thủy. Vì vậy, bạn chú ý khi đặt cây trồng trong nhà, tránh trường hợp ảnh hướng xấu tới tiền tài.

Khi trồng cây trầu bà đế vương, bạn phải chăm sóc cây cẩn thận để cây có thể sinh trưởng tốt. Người xưa thường nói cây xanh tươi thì tiền bạc sẽ tới. Ngược lại nếu cây héo rũ thì gia đình sẽ gặp phải nhiều chuyện không may.

Đó là một vài lưu ý khi trồng cây trầu bà đế vương để cây mang tới cho gia chủ tài lộc và phát huy hết những ý nghĩa phong thủy.

Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng cây trầu bà đế vương

Trước khi bắt tay vào thực hiện cách trồng trầu bà đế vương thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ, đất trồng, giống cây,.. để đảm bảo cho việc trồng được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

1. Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng trầu bà đế vương trong chậu treo, chậu cảnh hoặc bình thủy tinh… Nhiệt độ phù hợp để cây sinh trưởng là từ 17 đến 28 độ C. Đây là loài cây có khả năng chịu bóng bán phần hay hoàn toàn, có tốc độ phát triển nhanh.

Cách trồng trầu bà đế vương

2. Đất trồng

Cây trầu bà đế vương đỏ phù hợp với những loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng.

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp gồm đất trồng, phân chuồng hoai mục, ngoài ra có thể thêm than củi để lâu ngày.

Đất trồng

Cây sẽ phát triển tốt hơn nếu chúng được sống trong môi trường có khí hậu nóng ẩm, kỵ ánh nắng và khô hạn. Độ ẩm không khí chừng 70%.

Nếu bạn thực hiện cách trồng trầu bà đế vương đỏ trong nước thì phải để nhiều nước trong lọ, nhưng tuyệt đối không được để lá bị ngập nước.

Lựa chọn giống và trồng cây trầu bà đế vương

Tiến hành cắt một đoạn cành chứa nhánh, có mầm, sau đó đem trồng vào trong chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Sau khi trồng trầu bà đế vương xong phải nhanh chóng tưới nước giữ ẩm cho cây.

Nếu thực hiện cách trồng trầu bà đế vương đỏ thủy sinh, bạn có thể bỏ một chút sỏi dưới lòng chậu sau đó đổ nước vào trồng. Lưu lý: Trước khi trồng trầu bà đế vương bạn hãy rửa sạch rễ.

Cách chăm sóc trầu bà đế vương

Để tiết kiệm thời gian cũng như công sức, bạn hãy tìm mua sẵn chậu cây trầu bà đế vương tại những cửa hàng chuyên bán hoa, cây cảnh.

Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương

Cách chăm sóc cây trầy bà đế vương là rất quan trọng đó, việc làm này sẽ giúp cây trồng của bạn được khỏe mạnh, phát triển tốt. Hơn nữa, còn đem tới phong thủy tốt hơn cho ngôi nhà của bạn.

Cây trầu bà đế vương đỏ có đặc tính là không chịu được ánh sáng mạnh chiếu vào nên việc trồng tại những vị trí có bóng mát hoặc không gian máy điều hòa là phù hợp nhất.

Vào thời điểm mùa nắng nóng thì tưới nước theo tần suất 1 lần/ngày, đối với mùa mưa thì cứ 3 đến 4 ngày bạn tưới một lần.

Kỹ thuật trồng trầu bà đế vương

Cần giữ đất luôn ẩm, không để cây trong tình trạng bị ngập úng hay để đất khô hoàn toàn.

Thường xuyên vệ sinh lá trầu bà cho sạch sẽ để chúng có thể phát huy tối đa khả năng hấp thu độc tố trong không khí của lá cây.

Mỗi tháng bạn hãy tiến hành bón phân cho trầu bà đế vương đỏ 1 lần bằng cách sử dụng phân ba lá xanh hay NPK đều được.

Cứ tầm 1 đến 2 tháng thì bạn tiến hành thay nước cho chậu trầu bà đế vương đỏ thủy sinh. Ngoài ra, cũng có thể bón thêm phân bón thủy sinh cho cây.

Thường xuyên theo dõi, tỉa bỏ đi những cành lá khô, bị nhiễm sâu bệnh, tạo hình thù đẹp cho cây.

Những bệnh thường gặp của cây trầu bà đế vương

Một số bệnh của cây trầu bà đế vương thường gặp phải trong quá trình bạn chăm sóc cây trồng như rụng lá, còi cọc và kém sinh trưởng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cây sống trong môi trường quá bí và tối không có ánh sáng,đèn điện.

Vì vậy cây không thể trao đổi chất dẫn tới tình trạng trầu bà đế vương bị rụng lá. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên phơi nắng cho cây theo tần suất là 2 lần mỗi ngày sáng và tối nhé.

1. Cây hay bị rám nắng

Cây trầu bà bị rám nắng

Cây trầu bà đế vương ưa bóng nên dễ dàng bị cháy nắng nếu bị một lượng lớn ánh nắng chiếu vào.

Vì vậy, bạn cần phải hạn chế để cây dưới trời nắng vào lúc nhiệt độ quá cao. Để không gặp phải tình trạng rám lá gây ra trên cây.

2. Cây hay bị rụng lá

Khi trầu bà đế vương bị rụng lá thì nguyên nhân chủ yếu là do cây quá già sẽ hay bị rụng lá. Khi quan sát thấy cây bị rụng nhiều lá và không sinh trưởng được bạn nên tiến hành kiểm tra cây.

Để nhanh chóng phát hiện ra bệnh và ngăn chặn kịp thời chủ yếu là trường hợp úng nước của cây dẫn tới tình trạng rụng và thối lá rất nhanh.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng trầu bà đế vương rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay mình trồng được những chậu trầu bà đế vương tươi đẹp, khỏe mạnh và đặc biệt là đem tới cho gia đình bạn những ý nghĩa phong thủy thật tốt nhé.