Nguyên nhân Bệnh Phấn Trắng và 14 cách Phòng trị Hiệu quả
Bệnh phấn trắng rất nguy hiểm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là các cây họ bầu bí (bí đỏ, bí xanh, dưa leo, khổ qua, dưa hấu,…), hoa hồng, cao su, chanh dây, rau ngót…
Bệnh càng nặng hơn ở cây non vào mùa xuân do có độ ẩm cao, nếu không có các bệnh pháp đặc trị và phòng trừ kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ mùa.
Trong bài viết này, Fao Việt Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chỉ tiết bệnh phấn trắng là gì, đặc điểm, các biện pháp phòng ngừa và đặc trị loại sâu bệnh này.
Bệnh phấn trắng là gì?
Phấn trắng là loại nấm chuyên ngoại ký sinh với các sợi nấm bám trên hai mặt lá (mặt trên dày đặc hơn), chúng tạo vòi đâm sâu vào tế bào hút hết dinh dưỡng.
Bệnh lây lan nhanh bằng bao tử phân sinh qua gió và không khí, ở nhiệt độ từ 20 – 24 độ C và độ ẩm không khí cao là điều kiện cho bao tử phân sinh nảy mầm nhanh.
Bệnh tồn tại dưới dạng ký sinh bắt buộc quanh năm trên họ nhà bầu bí, một số cây trồng khác và cây hoang dại.
Bệnh lây lan nhờ tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe, nhờ mưa bắn, gió và không khí.
Ở mọi điều kiện nhiệt độ bệnh đều có thể phát triển miễn là đủ độ ẩm để bao tử nấm nảy mầm, vì thế không cần mưa chỉ cần có sương mù hoặc độ ẩm thích hợp là đã đủ điều kiện cho bệnh phát triển.
Biểu hiện của bệnh phấn trắng
Ngay từ thời kì cây non bệnh phấn trắng đã xuất hiện, ban đầu chỉ là những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, sau đó phiến lá dần bị bao phủ bởi một lớp nấm trắng như bột phấn dày đặc, bị cả trên gân lá. Những lá bị bệnh mất dần màu xanh, chuyển sang vàng, khô cháy và dễ rụng.
Bệnh xuất hiện cả trên thân, cành, lá, hoa và quả khiến cây chậm phát triển, còi cọc cho năng suất thấp. Tuy bệnh gây hại mạnh ở điều kiện độ ẩm cao, nhưng bao tử nấm lại phát tán mạnh ở điều kiện khô hanh.
Bệnh tồn tại cả trong hạt giống cây bệnh, phát tán theo gió vì vậy bà con cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn giống.
Bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Xuất hiện dưới dạng bột màu trắng xám với hình dạng không xác định trên ngọn, chồi non, cả hai mặt lá. Nặng thì cả trên thân, cành, nụ và hoa khiến hoa hồng chậm phát triển, biến dạng lá, thân khô còi cọc, hoa không nở, ít nụ và có thể gây chết cây.
Khi bị nấm trắng lá cây hoa hồng có dấu hiện co lại, khô, thiếu sức sống giống như bị trĩ vậy nhưng có thêm lớp bột trắng.
Bệnh phấn trắng trên cây cao su
Vào độ từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, nhiệt độ từ 20 – 25 độ C, có sương mù là lúc bệnh phấn trắng xuất hiện nhiều ở cây cao su.
Giai đoạn đầu lá nhiễm bệnh có màu nâu và xanh nhạt, lá non nhiễm bệnh nặng có thể bị rụng, lá không rụng xuất hiện các vết tích của bệnh, dạng loang lổ màu nâu.
Sau từ 6 đến 10 ngày bệnh, xuất hiện bột màu trắng ở cả 2 mặt, lá rụng còn lại cuống, dần dần cuống cũng rụng luôn. Những lá không bị rụng thì biến dạng và chuyển sang màu vàng nhạt.
Bệnh phấn trắng trên bầu bí
Bệnh phát sinh từ giữa và cuối kỳ phát triển của cây dưa ở điều kiện độ ẩm cao, mát và ít nắng. Chủ yếu xuất hiện trên lá, có thể lan ra cả thân và cuống lá.
Ban đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, rồi lớn dần không có hình dạng cụ thể, thời kỳ đầu trên mặt bệnh có lớp phấn trắng, sau đó chuyển màu xám với các hạt nhỏ màu đen gây vàng, khô và rụng lá.
Bệnh phấn trắng chanh dây
Đối với chanh dây thì tùy từng giai đoạn phát triển mà bệnh có những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau.
Khi cây còn nhỏ (hay còn gọi là chanh tơ) thì lá bị khảm xoăn và biến dạng, các chồi ngọn không phát triển.
Giai đoạn này nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì đến khi ra quả sẽ bị dị dạng, cứng, không nhẵn bóng, sần vỏ, có u nhỏ và xuất hiện nhiều đốm trắng.
Chanh dây bị bệnh Phấn trắng và virus mà không có thuốc chữa
Biện pháp phòng ngừa và khắc phục bệnh phấn trắng
Khi phát hiện bệnh phấn trắng, bà con chú ý thực hiện ngay các công việc sau (có thể áp dụng từ khi chưa bị bệnh):
- Làm vệ sinh đồng ruộng, vườn tược, thu gom lá bệnh mang đi tiêu hủy thật xa.
- Vun cao gốc cây, lên luống cao, thoát bỏ nước trên ruộng mục đích là giảm độ ẩm để hạn chế phát triển mầm bệnh.
- Sử dụng màng phủ đất là một giải pháp rất hữu hiệu.
- Mật độ cây hợp lý không nên quá dày vì mầm bệnh dễ lây lan và nặng thêm.
- Dọn sạch sẽ ruộng đồng, vườn tược sau khi thu hoạch, thực hiện cải tạo đất, tiêu trừ mầm bệnh.
- Lựa chọn giống tốt, khỏe có khả năng kháng bệnh.
Thuốc trị bệnh phấn trắng
Dưới đây là một số loại thuốc dùng để trị bệnh phấn trắng mà Fao Việt Nam đề xuất đề bà con tham khảo.
Lưu ý: Các thuốc đều có công dụng trị nhiều loại bệnh, tuy nhiên chúng tôi chỉ đề cập đến công dụng trị bệnh phấn trắng cho từng cây trồng cụ thể:
1. Score 250EC
Thành phần của thuốc là Difenoconazole 250g/l ở dạng lỏng. Cơ chế hoạt động là ngăn cản tổng hợp Ergosterol là chất cấu tạo màng tế bào nấm bệnh.
Thuốc thấm sâu, lưu dẫn mạnh trong thân, lá… để tầm soát và tiêu diệt nấm bệnh. Do khả năng lưu dẫn mạnh nên hạn chế bị mưa rửa trôi sau vài giờ phun.
Cách sử dụng:
Lượng phun từ 300-500 lít/ha đều trên lá.
- Đối với cây cảnh: Liều lượng 0,2-0,5 lít thuốc/ha, tỷ lệ 15ml/bình 25 lít, phun 2 bình/1000m2 hoặc tỷ lệ 100-120 ml/200 lít nước thì phun 500 lít/ha.
- Thuốc lá: Liều lượng 0,25-0,3 lít thuốc/ha, tỷ lệ 10ml/bình 16 lít, phun 3 bình/1000m2 hoặc tỷ lệ 15ml/bình 25 lít, phun 2 bình/1000m2.
- Đối với cây ăn quả như nho, táo, xoài,..: Liều lượng 0,2-0,5 lít/ha, tỷ lệ 4-10ml/bình 8 lít, phun 300-500 lít nước/ha.
Lưu ý: Score 250EC thuốc độc nhóm III, không độc với ong, chim, trùn đất nhưng độc với cá, cây và động vật thủy sinh, LD 50 (qua miệng chuột) > 1.450 mg/kg, LD 50 (qua hô hấp ở chuột) >3,300 mg/m3 – trong 4 giờ.
2. Aliette 800WG
Thuốc chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium 800g/kg đóng gói 100g chuyên trị bệnh phấn trắng trên cây dưa với cơ chế kích cây kháng vi khuẩn, phun 1 lần trước khi bệnh xuất hiện, đây là loại thuốc duy nhất lưu dẫn 2 chiều.
Cách sử dụng:
Đối với cây dưa pha 20g thuốc với 8 lít nước phun 500-600 lít nước/ha ngay khi thấy xuất hiện bệnh.
Lưu ý: Thời gian cách ly 14 ngày, không pha chung với lưu huỳnh, thuốc gốc đồng, phân bón có đạm. Có thể sử dụng thuốc khác có hoạt chất tương tự như Alpine 80WDG, Forliet 80WP,…
3. Nativo 750WG
Thuốc chứa Trifloxystrobin 250g/kg và Tebuconazole 500g/kg chuyên trị bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng giúp hoa tươi lâu hơn và giữ được màu sắc.
Ngoài ra thuốc còn trị được nhiều loại bệnh khác như rỉ sắt, thán thư, đốm lá. Hiệu quả ổn định cả trong mùa mưa.
Cách sử dụng: Đối với cây hoa hồng pha 6g thuốc với bình 16 lít nước. Phun 2 bình cho 1000m2.
4. Daconil 75WP
Thuốc chứa thành phần Chlorothalonil 75%, quy cách 500gr chuyên trị các bệnh như phấn trắng, thán thư, đốm lá, đổ ngã cây non, khô vằn, đạo ôn.
Cách sử dụng: Pha 15gr thuốc với bình 10 lít nước, phù từ 400-500 lít/ha.
Lưu ý: Sau khi phun thuốc lớn hơn 7 ngày mới được thu hoạch.
5. Kumulus 80DF
Thuốc chứa thành phần Sulfur 800gr/kg với tác dụng phòng trừ nấm bệnh, do thành phần Sulfur có tính sát khuẩn nên diệt được cả nhện.
Cách sử dụng: Đối với cây xoài giai đoạn ra trái pha 60gr với bình 16 lít nước, phun 600-800 lít/ha. Nếu là xoài lâu năm, có đường kính rộng, cây cao thì phun 1000 lít/ha.
6. Champion 57.6DP
Có thành phần chính là Copper hydroxide 576g/kg, bà con chú ý mua đúng thuốc có thành phần này.
Có tác dụng di chuyển nhanh, tiếp xúc khắp các bộ phận cây trồng để ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh rất hữu hiệu với cây nho. Có thể pha kèm các thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác để giảm công phun.
Cách sử dụng: Đối với cây nho pha 10-15 gr thuốc với bình 8 lít nước, phun 400-1000 lít/ha tùy mức độ bệnh. Đối với bệnh nặng phun lại lần 2 sau 7 đến 10 ngày, thời gian cách ly 7 ngày.
7. Overamis 300SC
Có thành phần chính là Azoxytrobin 300g/lít, trị bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng, hoa cúc, cà chua, cam quýt và cao su.
Cách sử dụng: Liều lượng từ 0,2-0,3 lít thuốc/ha, tỷ lệ 10-15ml/bình 20 lít nước, phun từ 400-600 lít/ha khi bệnh mới xuất hiện. Thời gian cách ly 15 ngày.
8. Aviso 350SC
Đặc trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng và cao su với 2 thành phần Azoxystrobin 200g/l và Difenoconazole 150g/l.
Thuốc còn trị các bệnh khác như đạo ôn, lép hạt lúa, khô vằn, vàng lá chín sớm, thán thư, mốc sương, đốm vòng, rỉ sắt, chết cây non, đốm lá. Azoxystrobin còn có đặc tính quan trọng là giúp lá xanh nhanh hơn.
Cách sử dụng: Đối với phấn trắng ở cây cao su dùng 12,5ml thuốc pha với 10 lít nước, phun 400 lít/ha đều lên cây khi tỷ lệ bệnh đang ở 10%.
Lưu ý:
- Để xa tầm tay trẻ em, cất nơi an toàn, không để chung với thực phẩm, thức ăn gia súc.
- Bảo hộ kín thân thể khi phun thuốc, không ăn uống hút thuốc khi phun thuốc.
- Sau khí sử dụng cần tắm rửa và thay quần áo.
- Không rửa dụng cụ phun thuốc vào ao hồ nuôi cá, nguồn nước sinh hoạt.
- Tiêu hủy bao bì thuốc đúng nơi và đúng quy định.
- Có thể pha chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhưng cần tránh loại có có tính kiềm hoặc quá axit.
Bà con có thể tham khảo thêm các thuốc khác như Mekomil Gold, A.v.tvil 5SC, Đồng Nano, Map super 300, Bellkute 40 WP, Saprol 190DC, Anvil, Topsin, ECAmistar top 325SC, chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng, chế phẩm EM2, phân hữu cơ vi sinh HVP 301B theo tỷ lệ 1:10 …